Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trước năm 2010, tập đoàn Nam Cường từng là một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam với hệ thống dự án trải rộng khắp đồng bằng bắc bộ. Riêng tại Hà Nội, Nam Cường sở hữu 7 dự án khu đô thị với quỹ đất "mênh mông" gồm: Khu đô thị sinh thái Chương Mỹ, Khu đô thị Thạch Thất, Khu đô thị Quốc Oai, Khu đô thị mới Thạch Phúc, Khu đô thị Cổ Nhuế, Khu đô thị Phùng Khoang và Khu đô thị Dương Nội.
Thế nhưng, việc ôm quá nhiều đất dường như đã khiến tập đoàn này "bội thực", để rồi trong năm 2013, Nam Cường đã phải lần lượt trả lại Khu đô thị Quốc Oai và Khu đô thị Thạch Thất cho Hà Nội với tổng diện tích ước tính khoảng 2.000 ha.
Các khu đô thị còn lại như Cổ Nhuế, Dương Nội, Nam Cường cũng chỉ triển khai được một phần. Phần còn lại hoặc để hoang hóa, hoặc sang nhượng cho các đơn vị khác thi công. Chẳng hạn như năm 2014, Nam Cường nhượng cho Ceninvest phát triển cụm chung cư H, J, K và năm 2015 nhượng cho Công ty cổ phần Đầu tư & Xây dựng Xuân Mai triển khai 3 tòa tháp khác trong Khu đô thị Dương Nội.
Mãi đến năm 2016, trong một nỗ lực quay trở lại thị trường, Nam Cường mới cho ra mắt một dự án mới: chung cư Anland Complex tại Dương Nội. Dự án có quy mô 2 tòa tháp cao 25 tầng, được xây dựng trên nền diện tích 7.000m2, cung cấp 533 căn hộ ra thị trường.
Xây dựng Anland Complex có thể xem là sự kiện đánh dấu quá trình tái khởi động các dự án bất động sản của Nam Cường tại Hà Nội nói chung và trên trục đường Tố Hữu nói riêng. Bởi cách đây 2 tuần, ngày 8/10, tập đoàn này cũng đã tiến hành động thổ công trình Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang nằm trong Khu đô thị mới Phùng Khoang, sau nhiều năm "đắp chiếu".
Động thái tái khởi động các dự án của Nam Cường đã gây ra sự chú ý trên thị trường Hà Nội, bởi cách đây nhiều năm, tập đoàn này từng được xem là ông vua trên trục đường Tố Hữu, xét cả về tầm vóc doanh nghiệp lẫn quy mô quỹ đất (hơn 200 ha tại hai dự án lớn là Khu đô thị Dương Nội và Khu đô thị Phùng Khoang).
Là doanh nghiệp đi sau và từng nhỏ bé hơn Nam Cường nhiều lần, nhưng hiện tại Hải Phát lại đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để khẳng định, họ mới chính là vua trên trục đường Tố Hữu.
Nếu như tại thời điểm cuối năm 2014, Hải Phát mới chỉ có đúng một dự án trên đường Tố Hữu là The Pride gồm 4 tòa cao từ 35 – 45 tầng thì đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này đã nâng con số dự án lên thành 3.
Vào tháng 10/2015, Hải Phát đã chi 50 tỷ mua lại tòa CT2 105 tại dự án Usilk City từ Sông Đà Thăng Long. Để rồi sau đó, với tốc độ thi công "nhanh như chớp", Hải Phát đã cất nóc khối 35 tầng vào tháng 7 và chuẩn bị cất nóc tiếp tòa 50 tầng trong thời gian sắp tới.
Khi thị trường còn chưa hết choáng với tốc độ xây dựng tại HPC Lanmark 105 (tên mới của CT2 105) thì Hải Phát lại tiếp tục ra mắt một dự án mới với quy mô lên tới 2.500 tỷ đồng: Roman Plaza gồm 2 tòa 25 tầng, 39 căn liền kề, 4 căn biệt thự đơn lập và 16 biệt thự song lập.
Song, không chỉ dừng lại ở đó, nhiều thông tin còn cho rằng Hải Phát sẽ mua lại toàn bộ dự án Usilk City – dự án quy mô dự án lớn nhất nhì Hà Nội với 13 tòa nhà cao từ 25 - 50 tầng nổi, tổng diện tích 1,6ha và tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng.
Nếu thương vụ này diễn ra, Hải Phát sẽ vượt qua Nam Cường để trở thành doanh nghiệp sở hữu các dự án lớn nhất trục đường Tố Hữu. Theo nhận định của giới đầu tư, nhiều khả năng Hải Phát sẽ theo đuổi thương vụ này vì hiện tại, doanh nghiệp này đang đầu tư rất mạnh tại Hà Đông. Thâu tóm hoàn toàn Usilk City sẽ giúp Hải Phát kết nối các dự án của mình thành một chuỗi liên kết hoàn chỉnh trên tuyến đường này.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.