'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Các chung cư này đều đã hết niên hạn sử dụng, tường, cột bong tróc, thấm dột, không đảm bảo an toàn… Năm 2016, cơ quan chức năng kiểm định kết quả có 84 chung cư nguy hiểm cấp độ D, 87 chung cư cấp độ C, 7 chung cư cấp độ B, 27 chung cư hư hỏng nhẹ có thể tiếp tục sử dụng. Hải Phòng xác định cần phá dỡ xây dựng 178 toà chung cư cũ cấp độ B, C, D với khoảng 7.500 căn hộ.
Từ năm 2017, Hải Phòng đã thực hiện cải tạo chung cư cũ theo hình thức BT, 18 lô chung cư cũ được phá dỡ để xây dựng thành 7 toà chung cư mới. Trong đó, lô U19 Lam Sơn (quận Lê Chân) được đập bỏ xây toà chung cư 5 tầng với 56 căn hộ, lô U1, U2, U3 Lê Lợi (quận Ngô Quyền) được phá dỡ xây thành 2 toà chung cư mới 6 tầng với 126 căn hộ. Tại khu chung cư cũ Đồng Quốc Bình 14 lô chung cư cũ được phá dỡ để xây dựng 4 toà chung cư mới cao 28-29 tầng với 2.472 căn hộ chung cư mới.
Hải Phòng dự định bố trí toàn bộ 1.900 hộ dân sinh sống tại chung cư cũ Đồng Quốc Bình và hơn 300 hộ ở khu chung cư cũ tại ngõ 47 Lê Lai về sinh sống tại 4 toà chung cư HH1, HH2, HH3, HH4. Như vậy, tổng cộng đã có 2.600 căn hộ chung cư cũ được giải quyết bằng việc xây dựng chung cư mới theo hình thức BT. Còn khoảng 5.100 hộ dân (tính cả phát sinh 10% thì sẽ có khoảng 5.700 hộ) chung cư cũ cần được giải quyết chỗ ở mới.
Tuy nhiên, sau loạt chung cư cũ được xây dựng theo hình thức BT thì hình thức này đã không còn phù hợp với quy định của pháp luật. Hơn nữa, xây dựng theo hình thức BT thì tài sản hình thành vẫn là tài sản công. Các toà chung cư mới có giá xây dựng từ hơn 600 triệu đến gần 1 tỷ đồng/ căn, giá thuê sẽ mỗi tháng phải từ 3-5 triệu đồng/căn (chưa tính phí bảo trì, quản lý, dịch vụ). Mức giá cho thuê này đa số người dân ở các căn hộ chung cư mới không có khả năng chi trả.
Hải Phòng chưa áp dụng mức giá thuê nhà mới đối với các chung cư được xây dựng theo hình thức BT, người dân vẫn trả tiền thuê theo mức giá thuê chung cư cũ. Địa phương này đang nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ giá thuê nhà, người dân thuê trả theo giá thuê chung cư cũ, thành phố dùng ngân sách bù vào phần chênh lệch. Việc hỗ trợ này kéo dài hết vòng đời dự án 50-60 năm, ngân sách sẽ phải bù khoảng 2.000 tỷ đồng. Điều này khiến cho tình trạng bao cấp về nhà ở vẫn tiếp tục duy trì, đồng thời phải duy trì bộ máy nhân sự cồng kềnh và kinh phí đảm bảo quản lý vận hành.
Do không thể thực hiện cải tạo chung cư cũ theo hình thức BT, năm 2020, Hải Phòng chủ trương cải tạo chung cư cũ bằng nguồn vốn ngân sách địa phương. Dự án cải tạo chung cư Vạn Mỹ được HĐND TP. Hải Phòng phê duyệt chủ trương từ năm 2020 với tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng dự định phá dỡ toàn bộ 10 toà chung cư cũ để xây dựng 2 toà chung cư mới cao 36 tầng tái định cư cho người dân.
Tuy nhiên, nếu thực hiện theo phương án này, để bồi thường GPMB và xây dựng mới khoảng 5.700 căn hộ cần phải chi 8.340 tỷ đồng ngân sách, thêm tiền hỗ trợ giá thuê nhà cả vòng đời dự án (50 năm), sẽ phải ngốn thêm khoảng 4.300-4.500 tỷ đồng. Tổng số tiền cải tạo chung cư cũ sẽ phải từ 12.640 – 12.840 tỷ đồng ngân sách. Vì vậy, tháng 4/2023, HĐND TP. Hải Phòng đã thông qua nghị quyết dừng chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu chung cư Vạn Mỹ. Việc cải tạo chung cư cũ dự kiến được chuyển sang hình thức bồi thường, hỗ trợ cho người dân mua nhà ở xã hội.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.