Hàm ý đằng sau việc VN30-Index lần đầu giảm trên 1% trong vòng 1 tháng
(VNF) - Thị trường chứng khoán, đặc biệt là nhóm VN30, cần những phiên điều chỉnh đáng kể để “thay máu” dòng tiền, củng cố vững chắc hơn xu hướng tăng.
Thống kê cho thấy lần gần nhất chỉ số VN30-Index giảm trên 1% là trong phiên giao dịch 19/4/2024. Và sau tới 1 tháng, chỉ số này mới lại chứng kiến một phiên giảm trên 1%. Cụ thể, trong phiên 22/5, chỉ số VN30-Index đã giảm 17,16 điểm, tương đương 1,31%, xuống 1.291,46 điểm.
Nhìn lại, chỉ số VN30-Index tăng một mạch hơn 110 điểm trong 1 tháng qua mà trong đó, số phiên tăng gấp khoảng 3 lần số phiên giảm và không có phiên giảm nào giảm quá 1%. Với việc tăng gần như không có quãng nghỉ, VN30-Index ngày càng bỏ xa VN-Index, từ chỗ chỉ cách nhau 20 điểm chốt phiên 19/4 đến chỗ cách nhau 31 điểm chốt phiên 21/5. Phiên giao dịch 22/5 giúp khoảng cách này được thu hẹp về mức 25 điểm.
Nhóm VN30 điều chỉnh trên 1% chưa phải là một tín hiệu tiêu cực, thậm chí là tín hiệu tích cực nhằm “thay máu” dòng tiền, củng cố vững chắc hơn xu hướng tăng.
Nhìn sang các chỉ số khác, có thể thấy thị trường chứng khoán chưa điều chỉnh trên diện rộng. Trên sàn HoSE, VN-Index chỉ giảm 0,8%; các chỉ số như VNMID-Index (đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hoá cỡ vừa) và VNSML-Index (đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hoá cỡ nhỏ) đều giảm chưa tới 0,25%.
Trên sàn HNX, các chỉ số thậm chí còn tăng. Theo đó, chỉ số HNX-Index tăng 0,76%. Trong khi đó, chỉ số HNX30-Index tăng tới 1,52% với 3 cổ phiếu tăng kịch trần gồm NTP, DTD và NVB. Chỉ số UPCoM-Index cũng ghi nhận sắc xanh.
Về dòng tiền, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE phiên này dâng cao, đạt 24.299 tỷ đồng, cao hơn khoảng 35% so với trung bình 1 tháng gần đây và cao nhất kể từ phiên 17/4/2024 tới nay.
Đi sâu vào các nhóm ngành lớn, ngân hàng là ngành gây áp lực lớn nhất lên chỉ số VN30-Index nói riêng và VN-Index nói chung. Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng giảm trên 1% như CTG, TCB, MBB, HDB, VIB, SHB, STB, TPB, EIB; VPB thậm chí còn giảm tới 2,66% và trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên các chỉ số.
Cổ phiếu nhóm ngành sản xuất cũng chìm trong sắc đỏ, trong đó, HPG giảm 1,73%, GVR giảm 1,65%, MSN giảm 2,51%, GEX giảm 2,58%, VHC giảm 2,06%, BHN giảm 3,25%, DBC giảm 2%...
Trong khi đó, nhóm bất động sản phân hoá cực mạnh. Trong khi VIC giảm 2,05%, BCM giảm 1,87%, KBC giảm 1,27%, TCH giảm 2,77%, VCG giảm 1,52%, SZC giảm 2,64% thì NVL tăng 1,05%, PDR tăng 2,92%, DIG tăng 1,38%, NLG tăng 2,27%, LGC tăng 4,43%, HDG tăng 2,17%, DXG tăng 1,45%, HDC tăng kịch trần.
Dữ liệu cho thấy dòng tiền đang có xu hướng chảy vào các ngành như bất động sản khu công nghiệp, chứng khoán, dệt may, năng lượng, hoá chất.
Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm
- Tâm thế mới với cổ phiếu Sacombank 22/05/2024 11:25
- Cổ đông lớn hối thúc Lộc Trời chuyển sang HOSE sau 6 năm đình trệ 22/05/2024 02:00
- Chứng khoán vượt qua nỗi sợ tháng 5, VN Index hướng lên 1.400 điểm? 22/05/2024 10:00
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.