'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Lách” lệnh cấm xuất khẩu
Tháng 3 năm ngoái, hai công dân Mỹ là Cyril Gregory Buyanovsky (59 tuổi) và Douglas Robertson (55 tuổi) ở Kansas (tiểu bang miền Trung Tây của Mỹ) đã bị bắt và đối mặt một số cáo buộc như xuất khẩu hàng hóa bị kiểm soát mà không có giấy phép, làm sai lệch và không khai báo thông tin xuất khẩu điện tử cũng như buôn lậu hàng hóa.
Trong kết luận hồi tháng trước, Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) cho hay ông Buyanovsky đã nhận tội âm mưu và rửa tiền liên quan đến việc bán các linh kiện máy bay cho Nga. Cụ thể, theo kết luận của DoJ, Cyril Gregory Buyanovsky, chủ sở hữu của KanRus Trading, đã tham gia vào “một âm mưu kéo dài nhiều năm nhằm lách luật xuất khẩu của Mỹ bằng cách nộp các biểu mẫu xuất khẩu giả”.
Người đàn ông này đã bị bắt cùng với phó chủ tịch KanRus, Douglas Robertson, người đã không nhận tội với 26 tội danh.
Theo thỏa thuận nhận tội mà Business Insider có được, hai người đàn ông này đã âm mưu bán thiết bị điện tử hàng không cho khách hàng Nga. Họ nói thêm rằng họ đã cố gắng che giấu doanh số bán hàng bằng cách nêu danh tính khách hàng giả và vận chuyển qua các quốc gia bao gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Buyanovsky cũng thừa nhận rằng ông đã làm ăn với Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ít nhất một lần.
Ông Buyanovsky đã đồng ý giao nộp thiết bị điện tử hàng không trị giá hơn 450.000 USD và phiên điều trần tuyên án dự kiến diễn ra vào ngày 21/3. Người đàn ông này phải đối mặt với án tù 25 năm.
Vật lộn với lệnh trừng phạt
Vụ án trên đã nêu bật việc Nga đã phải vật lộn như thế nào để duy trì hoạt động của các máy bay thương mại kể từ khi phương Tây giáng loạt đòn trừng phạt sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2021.
Do trước đây phụ thuộc lớn vào máy bay do nước ngoài sản xuất, Nga hiện phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là phát triển ngành hàng không chỉ bằng các linh kiện có nguồn gốc trong nước.
Theo Business Insider, bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga vẫn cố gắng duy trì hoạt động của nhiều máy bay phản lực bằng cách buôn lậu các phụ tùng thay thế ước tính trị giá 14 triệu USD, hoặc loại bỏ chúng khỏi các máy bay phản lực đã ngừng hoạt động và tạo ra một "hạm đội Frankenstein".
Tuy nhiên, sự cố an toàn máy bay ở Nga đã tăng gấp ba lần vào năm ngoái khi các hãng hàng không gặp khó khăn trong việc duy trì đội bay của họ.
Tháng 9 năm ngoái, một trong những hệ thống thủy lực của chiếc máy bay Airbus A320 chở 170 người bị hỏng khiến phi công phải hạ cánh khẩn cấp xuống một cánh đồng ở khu vực gần làng Kamenka, thuộc vùng Novosibirsk.
Hãng hàng không đang cố gắng sửa chữa chiếc máy bay phản lực để nó có thể cất cánh từ hiện trường.
Các lệnh trừng phạt cũng khiến 700 máy bay cho thuê trị giá khoảng 12 tỷ USD bị mắc kẹt ở Nga.
Các nhà sản xuất máy bay phương Tây Airbus và Boeing đã ngừng cung cấp dịch vụ và phụ tùng thay thế vào tháng 3/2022, đồng thời ngừng hỗ trợ bảo trì thường xuyên cho hãng hàng không quốc gia Aeroflot và các hãng hàng không khác của Nga.
Kể từ đó, Nga đã chi 1,09 nghìn tỷ rúp (12,07 tỷ USD) để hỗ trợ ngành hàng không dân dụng, bao gồm sản xuất máy bay và hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không.
Khoản chi này gần gấp đôi so với 547 tỷ rúp (6 tỷ USD) cho các khoản thanh toán được thực hiện ở giai đoạn 2020-21, khi đại dịch Covid-19 khiến việc di chuyển bằng đường hàng không giảm mạnh.
Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga cho biết, sự hỗ trợ dành cho sản xuất máy bay, một ngành công nghiệp chủ chốt, sẽ được duy trì trong nhiều năm tới. Bộ trên nêu rõ trọng tâm chính là hỗ trợ bán sản phẩm, mở rộng năng lực sản xuất và tạo ra hệ thống dịch vụ sau bán hàng.
Xem thêm >> Bất chấp loạt đòn giáng, tài sản tỷ phú Nga tăng thêm hàng chục tỷ USD
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.