Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bà Hứa Thị Phấn (sinh năm 1947, còn gọi là Sáu Phấn - nguyên Cố vấn cao cấp Ngân hàng Đại Tín, sau đó đổi tên thàng Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – VNCB, hiện nay là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CB) vừa bị Bộ Công An đề nghị truy tố về 2 tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngoài ra, 25 bị can khác nguyên là nhân viên dưới quyền của Hứa Thị Phấn cũng bị truy tố riêng lẻ 2 tội danh này.
Theo cáo buộc, bà Sáu Phấn đã lợi dụng việc nắm giữ lượng vốn lớn, thao túng mọi hoạt động của HĐQT, Ban điều hành Ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt và sử dụng hơn 12.000 tỷ của nhà băng.
Quá trình điều tra, để đảm bảo cho việc khắc phục thiệt hại, nhà chức tránh đã kê biên khối tài sản "khủng" của bà Phấn và những người liên quan trong vụ án.
Theo đó, cơ quan điều tra kê biên tòa nhà văn phòng 8 tầng trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1) đứng tên một công ty của bà Phấn.
Kê biên hơn 1.665 m2 đất tại quận Thủ Đức và 7 căn hộ tại dự án Lacasa (quận 7) do bị can Hứa Thị Bích Hạnh (cháu bà Phấn) đứng tên hộ. Hạnh khai mua lại của bà Phấn thông qua hợp đồng chuyển nhượng từ bị can Ngô Kim Huệ (nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín, cháu bà Phấn). Miếng đất này đang thế chấp cho một ngân hàng để vay 20 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra cũng kê biên hơn 1.564 m2 đất tại quận Thủ Đức và 6 căn hộ chung cư cao cấp tại dự án Sài Gòn Pearl (đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh) do Ngô Nguyễn Đoan Trang đứng tên giúp bà Phấn.
Kê biên hai bất động sản với diện tích hơn 4.000 m2 do ông Hồ Văn Tân và vợ Hứa Thị Minh Hồng (em ruột bà Phấn) đứng tên giúp.
Đồng thời, 2 bất động sản khác có diện tích gần 3.000 m2 cũng tại địa bàn này, do hai người cháu của bà Phấn đứng tên là Huỳnh Thị Xuân Dung và Ngô Minh Quân, cũng bị kê biên. Trong đó, bất động sản do Quân đứng tên đã được thế chấp cho một ngân hàng để vay tiền theo chỉ đạo của bà Phấn.
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn phong tỏa hơn 620.000 cổ phần của bà Phấn tại trường Đại học Công nghệ TP. HCM và hơn một triệu cổ phần tại Tập đoàn SSG. Hàng triệu cổ phần trong tài khoản chứng khoán của nhiều người thân gia đình bà Phấn cũng bị phong tỏa.
Hơn 1.044 tỷ đồng, 11.884 USD của 7 cá nhân và 3 công ty cùng nhiều tài sản khác tại quận 1 liên quan vụ án cũng bị cơ quan điều tra cấm chuyển dịch.
Cũng theo tài liệu cơ quan điều tra thu thập, từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2012, Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân cho Công ty Phương Trang 83 khoản vay và một khoản phát hành trái phiếu với số tiền giải ngân trên 16.000 tỷ đồng.
Đến nay Công ty Phương Trang thừa nhận đã vay và nhận gần 4.000 tỷ đồng, chỉ thanh toán số tiền này cho ngân hàng, không chấp nhận dư nợ gốc 9.437 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay là 221 ô tô, 44 bất động sản tại TP. HCM, Đà Nẵng và Long An.
Cơ quan điều tra cho biết tất cả các tài sản nói trên bị kê biên, phong tỏa và chờ cơ quan thẩm quyền xử lý.
Trong số các bị can bị truy tố có 14 người trong gia đình (em ruột, cháu ruột, cháu rể, em rể) của bà Hứa Thị Phấn. Cụ thể, em ruột bà Phấn là Hứa Xường (nguyên thành viên HĐQT TrustBank), các cháu của bà Phấn gồm: Ngô Kim Huệ; Ngô Nguyễn Đoan Trang (nguyên Phó tổng giám đốc TrustBank);
Hứa Thị Bích Hạnh (nguyên Phó phòng đầu tư TrustBank, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Phú Mỹ); Ngô Thị Ngân (thủ quỹ); Lâm Hứa Quỳnh Trinh (nguyên Phó phòng phụ trách phòng ngân quỹ TrustBank); Nguyễn Thị Đoan Trang (thủ quỹ); Huỳnh Thị Xuân Hương (kế toán);
Hồ Hứa Thùy Trang (thủ quỹ); Hồ Hứa Thùy Anh (thủ quỹ); Hồ Văn Tân (nhân viên Công ty Cổ phần Địa ốc Lam Giang), Lâm Kim Dũng (nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Lam Giang), Hồ Tuấn Kiệt và Hứa Hữu Đạt.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.