Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngược chiều với bức tranh vĩ mô tích cực khi GDP quý III tăng kỷ lục 13,67%, thị trường chứng khoán Việt Nam lại ghi nhận diễn biến rất tiêu cực trong tháng 9/2022.
Cụ thể, mặc dù khép lại tháng 9 bằng phiên đảo chiều ngoạn mục từ dưới 1.100 điểm lên 1.132 điểm, nhưng chốt lại cả tháng, VN-Index đã giảm tới 11,6%, tương đương mất 148 điểm.
Đáng chú ý, không ít cổ phiếu vốn hóa nghìn tỷ giảm mạnh hơn rất nhiều thị trường chung, mất tới hơn 1/4 thị giá chỉ trong vòng một tháng.
Cổ phiếu GIL của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh đã giảm 38,74% trong tháng 9 từ 52.300 đồng/cổ phiếu mở phiên 5/9/2022 xuống 32.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 30/9/2022.
Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh tiền thân là Công ty Cung ứng hàng xuất khẩu quận Bình Thạnh, được thành lập vào năm 1982, chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng gia dụng và hàng may mặc.
Giá trị vốn hóa hiện tại của GIL ở mức 2.215 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, GIL ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 2.692 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 223 tỷ đồng, lần lượt tăng 27% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về cấu trúc tài sản, GIL là doanh nghiệp luôn dự trữ tiền mặt rất cao, cụ thể đến 30/06/2022, công ty có 1.176 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, tăng 54% so với đầu năm (so với đầu năm) và tiền gửi trên 3 tháng ở mức 1.310 tỷ đồng (tăng 215% so với đầu năm).
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI dự báo ngành dệt may sẽ gặp khó khăn khi triển vọng đơn hàng cho quý 4 và 6 tháng đầu năm 2023 không mấy khả quan, do lo ngại lạm phát và lượng hàng tồn kho ở mức cao của khách hàng.
Trong nửa đầu tháng 9 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,2 tỷ USD, giảm 48% so với nửa đầu tháng 8 năm 2022, cho thấy sự chậm lại đáng kể trong đơn đặt hàng.
Theo thông tin SSI cập nhật được gần đây từ các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước, số lượng đơn đặt hàng trong quý IV năm 2022 thấp hơn 25-50% so với quý II năm 2022 (tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ theo ước tính của SSI), do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao. Tác động sẽ nghiêm trọng hơn đối với những doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu ở Hoa Kỳ và EU. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều.
Do công ty tập trung hơn vào thị trường Mỹ và EU nên GIL chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu hàng tháng trong quý III năm 2022 (doanh thu tháng 6 năm 2022 giảm 60% so với cùng kỳ và doanh thu tháng 7 năm 2022 giảm 83% so với cùng kỳ).
Cổ phiếu HAH của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã giảm 36% trong tháng 9 từ 64.500 đồng/cổ phiếu mở phiên 5/9/2022 xuống 41.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 30/9/2022.
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An hoạt động chính trên lĩnh khai thác cảng và vận tải. Giá trị vốn hóa hiện tại của HAH ở mức 2.834 tỷ đồng.
Quý II năm 2022, Công ty có doanh thu đạt 929 tỷ đồng (tăng 107% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 240 tỷ đồng (tăng 191% so với cùng kỳ). Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 46,7% trong quý II năm 2022, giảm nhẹ so với quý I năm 2022 do giá dầu nhiên liệu tăng lên (đạt mức đỉnh vào tháng 6 năm 2022). Cần lưu ý rằng khoản chi phí 18,3 tỷ đồng dùng cho việc khắc phục hậu quả của tàu Haian City đã được ghi nhận trong quý II năm 2022.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu 1.581,67 tỷ đồng, tăng 95,69% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ ghi nhận 439,63 tỷ đồng, tăng 194,77% so với cùng kỳ.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI, do giá thuê tàu giảm nhanh trong thời gian gần đây nên mức giá ký mới cho các hợp đồng sắp tới của HAH sẽ thấp hơn mức mà SSI dự kiến trước đó. Tàu Haian East cần thời gian để bảo trì định kỳ sau khi hợp đồng kết thúc vào tháng 9, và tàu A Kibo (thay thế tàu A Roku) sẽ được giao trong khoảng tháng 11 đến tháng 12, nên hợp đồng thuê của những tàu này sẽ được ký vào cuối năm 2022.
Một cách thận trọng, SSI ước tính giá thuê tàu sẽ khoảng 15.000 USD/ngày, thấp hơn một chút so với mức giá thuê của hợp đồng cũ của tàu Haian East. SSI cũng hạ giá cước giả định đối với các hợp đồng ký năm 2023 xuống 12.000 USD/ngày để phản ánh nguồn cung tăng trong giai đoạn 2023 - 2024.
Theo kịch bản cơ sở, SSI ước tính lãi ròng của HAH sẽ đạt 873 tỷ đồng (tăng 96%) vào năm 2022, sau đó giảm 12% xuống 768 tỷ đồng vào năm 2023 và giảm thêm 18% xuống 631 tỷ đồng vào năm 2024.
Một thông ty đáng chú ý khác đó là vào ngày 23/9, Cục thuế Thành phố Hà Nội ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với HAH với số tiền hơn 500 triệu đồng vì loạt sai phạm về thuế.
Cụ thể, về thuế giá trị gia tăng, HAH đã kê khai doanh thu tính thuế giá trị gia tăng 10% sai thời điểm; chưa phân bổ thuế giá trị gia tăng đầu vào khấu trừ của chi phí quản lý dùng chung không hạch toán riêng được cho doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng. Về thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty thiếu chi phí thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ phân bổ cho doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng; hạch toán thiếu doanh thu tài chính. Bên cạnh đó, năm 2020, HAH có 1 tình tiết tăng nặng vì vi phạm hành chính nhiều lần. Năm 2021, Công ty tiếp tục có thêm 1 tình tiết tăng nặng với lý do tương tự. Với những sai phạm trên, HAH bị phạt hành chính hơn 130 triệu đồng.
Ngoài ra, Công ty bị yêu cầu nộp đủ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp bị thiếu qua kiểm tra là gần 378 triệu đồng. Trong đó, có gần 30 triệu đồng (năm 2019), gần 130 triệu đồng (năm 2020) và hơn 218 triệu đồng (năm 2021).
Tổng cộng, HAH sẽ phải nộp số tiền thuế, tiền phạt và tiền nộp chậm thuế hơn 508 triệu đồng.
Cổ phiếu LHG của Công ty cổ phần Long Hậu đã giảm 38% trong tháng 9 từ 40.400 đồng/cổ phiếu mở phiên 5/9/2022 xuống 25.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 30/9/2022.
Thành lập vào ngày 23/5/2006, Công ty Cổ phần Long Hậu hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư, phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiện ích khu công nghiệp. LHG là chủ đầu tư các dự án khu công nghiệp Long Hậu với tổng diện tích gần 500 ha, được chia thành các giai đoạn: Khu công nghiệp Long Hậu có quy mô 137,02 ha (năm 2006), khu công nghiệp Long Hậu mở rộng quy mô 108,48 ha (năm 2009), Khu dân cư – Tái định cư xã Long Hậu quy mô 55 ha (năm 2009) và nay là khu công nghiệp Long Hậu 3 – giai đoạn 1 quy mô 123,98 ha. Hai cổ đông sáng lập là Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty Cổ phần Việt Âu.
Giá trị vốn hóa hiện ở mức 1.255 tỷ đồng.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Long Hậu ghi nhận doanh thu đạt 347,7 tỷ đồng, giảm 47,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 89,52 tỷ đồng, giảm 64,4% so với cùng kỳ. Trong quý II/2022, Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế 40,85 tỷ đồng, giảm 81,3% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 54,1% về còn 24,8%. Được biết, kể từ năm 2010 tới nay, chưa năm nào biên lợi nhuận gộp giảm xuống mức thấp 24,8% như quý II/2022.
Long Hậu cho biết doanh thu giảm chủ yếu do doanh thu cho thuê đất đã phát triển hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu giảm 65,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 321,4 tỷ đồng, về 172,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, cổ phiếu LHG bất ngờ bị cắt margin từ ngày 8/9 và đưa vào diện cảnh báo từ ngày 22/9 với lý do Long Hậu chậm nộp báo cáo kiểm toán bán niên năm 2022 và đã bị Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) nhắc nhở nhưng không phản hồi, tiếp tục im lặng từ ngày 31/8/2022 tới nay. Việc đột ngột bị cắt margin đồng nghĩa sức mua và dòng tiền vào cổ phiếu sẽ giảm, trực tiếp ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến giá cổ phiếu LHG giảm mạnh trong tháng 9.
Mới đây, HoSE vừa có quyết định chuyển cổ phiếu LHG từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ ngày 6/10/2022.
Về lý do, HoSE cho hay Long Hậu chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 30 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 38 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng thành viên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Cổ phiếu VIX của Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX đã giảm 32% trong tháng 9 từ 13.600 đồng/cổ phiếu mở phiên 5/9/2022 xuống 9.300 đồng/cổ phiếu vào ngày 29/09/2022.
VIX tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Vincom được thành lập với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán. Giá trị vốn hóa hiện ở mức 5.705 tỷ đồng.
Lũy kế nửa đầu năm, Chứng khoán VIX ghi nhận doanh thu 768 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 326,5 tỷ đồng, giảm lần lượt 11,4% và 23,7% so với 6 tháng đầu năm 2021.
Diễn biến kém khả quan của thị trường chứng khoán trong tháng 9 được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến VIX lao dốc mạnh trong thời gian qua.
Cổ phiếu NLG của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long đã giảm 28% trong tháng 9 từ 41.850 đồng/cổ phiếu mở phiên 5/9/2022 xuống 30.300 đồng/cổ phiếu vào ngày 30/9/2022.
Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long có tiền thân là Công ty TNHH Nam Long được thành lập năm 1992. Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, phát triển và kinh doanh các dự án bất động nhà ở, khu đô thị. NLG chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2005. Giá trị vốn hóa hiện ở mức 11.603 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, Nam Long ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.028 tỷ đồng, tăng hơn 333% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 27%, đạt 184,88 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ông Phạm Đình Huy, Giám đốc đầu tư Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long (HoSE: NLG), đã bán thành công hơn 1,6 triệu cổ phiếu NLG đã đăng ký theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh qua sàn.
Được biết, số cổ phiếu ông Huy bán tương đương 97% số lượng cổ phiếu sở hữu trước đó. Mục đích của việc bán cổ phiếu nhằm mục đích giảm tỷ lệ sở hữu. Giao dịch được thực hiện từ ngày 5/9 đến ngày 27/9/2022. Sau giao dịch, ông Đình Huy chỉ nắm giữ 41.604 cổ phiếu NLG.
Cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo đã giảm 26% trong tháng 9 từ 7.000 đồng/cổ phiếu mở phiên 5/9/2022 xuống 5.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 30/9/2022.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo thành lập năm 1996. Năm 2006, Tân Tạo đã chính thức niêm yết trên HoSE và là doanh nghiệp kinh doanh khu công nghiệp đầu tiên trên cả nước được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn Tân Tạo bao gồm: đầu tư, phát triển, xây dựng, khai thác thương mại các khu công nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong khu công nghiệp. Giá trị vốn hóa hiện ở mức 4.879 tỷ đồng.
Thời gian qua, ITA vướng vào lùm xùm liên quan đến vụ kiện đòi thực hiện thủ tục phá sản, cùng với việc công ty này hạch toán sai số tiền tạm ứng cho Chủ tịch Công ty là bà Đặng Thị Hoàng Yến (tên mới là bà Maya Dangelas) số tiền 1.936 tỷ đồng để tham gia dự án ở Mỹ. Tiếp đó là vấn đề công bố báo cáo tài chính bán niên đã soát xét với một loạt ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh đã khiến không ít nhà đầu tư thất vọng.
Chưa dừng ở đó, Cục Thuế TP. HCM vừa có báo cáo dài đến 7 trang để xin ý kiến Tổng cục Thuế về việc xử lý các giao dịch đáng ngờ liên quan đến ITA.
Trong đó, Cục Thuế TP. HCM kiến nghị Tổng cục Thuế hỗ trợ thực hiện kiểm tra giao dịch đáng ngờ tại ITA, bà Đặng Thị Hoàng Yến và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Lý do mà Cục Thuế TP. HCM cần có sự hỗ trợ là giao dịch có giá trị lớn hơn 500 tỷ đồng, liên quan đến nhiều địa phương và bà Đặng Thị Hoàng Yến có quốc tịch Mỹ, là người đại diện theo pháp luật của ITA và các công ty con, công ty liên kết như: Công ty Cổ phần năng lượng Tân Tạo, Công ty Cổ phần phát triển năng lượng Tân Tạo, Công ty Cổ phần đầu tư Tân Đức…
Ngoài những cổ phiếu kể trên, còn có những cổ phiếu vốn hóa nghìn tỷ khác ghi nhận mức giảm sâu trong tháng 9 như: IJC (giảm 27%), LDG (giảm 26%), HDC (giảm 26%) và HQC (giảm 26%).
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.