'Hệ quả vốn vay Trung Quốc gây bức xúc vì chưa có quan chức nào làm sai bị xử lý'

Nguyễn Tuyền - 23/11/2018 07:07 (GMT+7)

"Vấn đề nằm ở phía chúng ta sử dụng vốn vay làm sao hiêu quả nhất! Khi ta yếu kém, tham nhũng và lợi ích nhóm thì dường như Trung Quốc là cái để chúng ta đổ vạ", chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhận xét.

VNF
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay và nhà thầu Trung Quốc là điển hình của đội vốn, chậm tiến độ.

Đây là khẳng định của chuyên gia kinh tế Bùi Trinh với phóng viên xung quanh cuộc trao đổi về vấn đề được dư luận, cử tri quan tâm: Vay vốn Trung Quốc buộc phải phụ thuộc và sử dụng nhà thầu Trung Quốc dù năng lực yếu kém.

Vừa qua cử tri Đà Nẵng có kiến nghị Quốc hội về việc dùng vốn Trung quốc phải sử dụng nhà thầu nước này yếu kém, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) có giải trình vay vốn Trung Quốc chúng ta phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc. Với góc nhìn chuyên gia, TS Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế đã phân tích ấn đề trên ở khía cạnh khách quan.

Thưa TS Bùi Trinh, nhiều cử tri, người dân khá bức xúc trước các dự án Trung Quốc tại Việt Nam đổ vỡ, gánh nặng cho ngân sách như một số dự án trong 12 dự án thu lỗ nghìn tỷ của Bộ Công Thương. Đặc biệt là dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Theo quan điểm của ông, Việt Nam có cần thiết phải sử dụng vốn Trung Quốc, đặc biệt là vốn vay ODA khi rất nhiều dự án đội vốn, chậm tiến độ khiến Việt Nam lỡ các kế hoạch phát triển?

- Việt Nam là một nước đang phát triển, nên việc cần vốn để xây dựng hạ tầng, do chi thường xuyên để nuôi bộ máy quá lớn (trên dưới 70%) và trả nợ (lãi và gốc) nên muốn phát triển hạ tầng cơ sở nhu cầu về vốn là lớn.

Hơn nữa, Việt Nam tăng trưởng nhanh, GDP bình quân đầu người theo Bộ KHĐT năm 2018 có thể đạt 2.540 USD, mặc dù GDP bình quân đầu người chẳng có liên quan gì nhiều đến thu nhập bình quân đầu người, nhưng khi đi vay phải chi phí về vốn nhiều hơn.

Trong câu chuyện này người dân cảm thấy khó và “dễ hiểu” khi người có thẩm quyền (chủ đầu tư) thích lựa chọn vốn ODA từ Trung Quốc.

Vay nợ về nguyên tắc là người dân Việt Nam sẽ phải trả thông qua thuế trong tương lai, nhưng quyết định lại là người “có thẩm quyền”. Đi vay để người khác phải trả, để lại gánh nặng một cách khó hiểu, không kiểm soát được là một điều phi lý!

Theo cách lý giải của Bộ KH&ĐT đến cử tri: Họ yêu cầu các chủ đầu tư phải nâng cao năng lực, đạo đức và trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ để bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu nghe giống một câu khẩu hiệu suông.

Ông đánh giá như thế nào về Luật Đấu thầu của Việt Nam hiện nay khi cơ chế bỏ thầu giá rẻ thường chiến thắng các nhà thầu có công nghệ, chất lượng và hiệu quả? Cần thay đổi chính sách và cơ chế gì để Việt Nam không gánh chịu tác động xấu của nhà thầu Trung Quốc?

- Dù Luật thế nào nhưng cuối cùng vẫn do con người, Luật có thế nào thì cái “người có thẩm quyền” vẫn có thể lách luật, vấn đề không phải Luật Đấu thầu thế nào mà vấn đề là cơ chế bao trùm.

Ví dụ vai ai, vay để làm gì cần để Quốc hội thông qua; vì sử dụng vốn vay không hiệu quả thì đối tượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân.

Theo kiến nghị của cử tri, nhiều dự án do Trung Quốc trúng thầu nhưng chậm tiến độ, đội vốn và chất lượng kém nhưng trách nhiệm của cơ quan quản lý chưa rõ. Theo ông, chúng ta cần có cơ chế và xử lý người đứng đầu để xảy ra nhà thầu nước ngoài chậm, yếu kém, đội vốn và đặc biệt là có trường hợp bán thầu hay không?

- Khi những điều này xảy ra đối tượng phải gánh chịu chính là người dân. Nên xử lý người có thẩm quyền gây nên chuyện này là rất đương nhiên.

Nước ta là một bộ máy được sắp xếp nhân sự từ trên xuống dưới nhưng những việc làm ảnh hưởng đến dân lớn như thế này mà “người có thẩm quyền” vẫn ung dung, ngang nhiên tồn tại một cách đầy quyền uy mà hầu như không bị truy cứu

Trong bối cảnh tiền trong dân đang rất lớn, xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng được nhiều nước làm tốt song hiện Việt Nam chính sách phát triển PPP còn chậm trễ, bất cập và nảy sinh nhiều tồn tại khiến sức hút của PPP đang giảm. Theo ông, chúng ta cần đột phá gì về cơ chế để hút nhà đầu tư trong và ngoài nước vào kết cấu hạ tầng?

- Có người nói Việt Nam có tiền trong dân lớn tôi đã có bài nói lại về chuyên này trên TBKTSG. Theo số liệu của cơ quan Thống kê, thu nhập từ sản xuất bình quân cả nền kinh tế chỉ bằng hơn 90% tiêu dùng cuối cùng, về mặt bình quân chung thì Việt Nam làm chưa đủ chi tiêu thường xuyên.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp ở Việt Nam không phải không có nhưng những “đoạn trường” để có được dự án mà doanh nhân Tạ Quyết Thắng đã đề cập là một thực tế làm nản lòng doanh nghiệp.

Vấn đề “người có thẩm quyền” ở mọi khía cạnh càng nổi cộm, những người có thẩm quyền này kéo lùi sự phát triển của đất nước. Tại sao không ai xử lý những “người có thẩm quyền” này? Hay vì là có thẩm quyền thì không ai xử lý được?

Quảng Ninh là trường hợp điển hình từ chối vay vốn Trung Quốc hơn 300 triệu USD làm đường cao tốc để chuyển sang hình thức xã hội hóa. Việc chuyển vay vốn Trung Quốc đã giúp Quảng Ninh huy động được nhiều DN tốt hơn. Theo ông, điều này là bài học gì cho Chính phủ, bộ ngành đang phụ thuộc vốn vay?

- Đây là một bài học thú vị! Trường hợp này cần tôn vinh những người có thẩm quyền ở Quang Ninh. Mong rằng những người có thẩm quyền ở mọi nơi trên đất nước đều như thế, đặt quyền lợi của Nhân dân và Đất nước lên trên quyền lợi cá nhân

Chính sách "Nhất đới, nhất lộ", "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc đã và đang chuyển nợ và rủi ro sang một loạt các nước Tây Á, như Srilanka. Mới đây rất nhiều nước trong đó có Campuchia đã khước từ vốn vay Trung Quốc vì quá nhiều điều kiện bất hợp lý về bẫy nợ, an ninh quốc phòng và phá vỡ kế hoạch phát triển quốc gia. Ông có bình luận gì về xu hướng này và Việt Nam nên làm gì?

- Theo tôi không nên đặt vấn đề vốn Trung Quốc hay nước nào, họ có tiền mình muốn vay, và nếu những điều kiện mà thấy là bất lợi thì không vay nữa và đi tìm đối tác khác.

Vấn đề nằm ở phía chúng ta sử dụng vốn vay làm sao hiệu quả nhất! Khi ta yếu kém, tham nhũng và lợi ích nhóm thì dường như Trung Quốc là cái để chúng ta đổ vạ.

Muốn người khác yêu hơn mình là đặc tính của con người! Việt Nam cơ bản tự làm yếu mình khi để cơ hội cho tham nhũng chính sách và cơ hội để nhà thầu nước ngoài có quyền delay dự án lâu hơn, xa hơn mà không xử lý triệt để.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Xem thêm >> Viglacera Hà Nội và 'nỗi ám ảnh' nợ nần

Theo Dân Trí
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

(VNF) - Ngày 17/5, Trung Quốc đã công bố một số biện pháp sâu rộng nhất để ổn định lĩnh vực bất động sản (BĐS) đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, cho phép chính quyền địa phương mua một số căn hộ, nới lỏng các quy tắc thế chấp và cam kết nỗ lực hơn nữa để cung cấp những ngôi nhà chưa hoàn thiện.

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

(VNF) - Công ty thiết kế và kỹ thuật đa quốc gia Arup của Anh xác nhận rằng mới đây xác nhận công ty đã vướng vào một vụ lừa đảo deepfake nhắm vào một trong những nhân viên của họ ở Hong Kong và khiến người này mất 25 triệu USD.

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

(VNF) - Căn biệt thự này có diện tích gần 5.000m2, tọa lạc tại lô đất K10 thuộc khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường.

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(VNF) - Vietcombank cho biết thời gian gần đây, ngân hàng nhận được những thông tin phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh Vietcombank thực hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đào, chiếm đoạt tài sản.

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

(VNF) - Vượt những cung đường xa, 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đã được trao đến tay người dân tại Bến Tre, Tiền Giang. Những giọt nước mát lành mang bao nghĩa tình làm ấm lòng người dân giữa lúc hạn mặn.

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4, có 316 dự án, tiểu dự án tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 0%.

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

(VNF) - Ngày 16/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.