Hiện thực hóa cam kết tại COP26: Bộ Xây dựng ‘thúc’ giải pháp cụ thể

Khánh Nam - 15/10/2022 12:28 (GMT+7)

(VNF) - 10 năm qua, Việt Nam chỉ có khoảng 200 công trình đạt tiêu chí công trình xanh là một con số rất khiêm tốn. Nhiều chuyên gia cho rằng tăng tỷ lệ công trình, đô thị xanh cũng là một giải pháp cấp bách để đẩy mạnh sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.

VNF
Việt Nam hiện chỉ có khoảng 200 công trình đạt tiêu chí công trình xanh

Khiêm tốn con số công trình xanh

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong suốt 10 năm qua, Việt Nam chỉ có khoảng 200 công trình đạt tiêu chí công trình xanh. Đây là con số rất khiêm tốn so với số lượng công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng. Nhìn ra thế giới, công trình xanh được phát triển từ những năm 1990 và dần trở thành xu hướng đầu tư xây dựng và quản lý vận hành của các công trình ở trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ.

“Trong việc thiết kế các công trình xanh, xu hướng hiện nay là xác định những vật liệu được tái tạo từ các nguồn phế thải địa phương, tại chỗ. Cùng với đó, cần có VLXD nhân tạo được sản xuất từ tái chế các phế thải vô cơ hoặc hữu cơ, tiến tới thay thế vật liệu tự nhiên. Công trình xanh cũng tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo như sử dụng năng lượng mặt trời, thiết bị quang điện, tấm lợp lấy sáng hay những vườn mưa, loại bỏ ô nhiễm nguồn nước và giảm dòng chảy nước mưa nhưng đáng tiếc ngành sản xuất vật liệu xây dựng xanh lại chưa theo kịp”, kiến trúc sư Quang Minh (Hội KTS TP. HCM) cho biết.

TS.KTS Nguyễn Tất Thắng (Viện Kiến trúc Quốc gia) đánh giá, ở Việt Nam đa phần mới chỉ chú ý và dừng ở mức độ sử dụng các nguồn phế thải từ các ngành công nghiệp như tro, xỉ... để chế tạo các loại VLXD như gạch không nung, xi măng, vật liệu ốp lát. Bên cạnh đó, chúng ta đang đặt ra và định hướng cho việc phát triển các đô thị, nông thôn theo hướng xanh, sinh thái, tiết kiệm năng lượng, bền vững.

Để đạt được mục tiêu này, theo ông Nguyễn Tất Thắng, mỗi công trình cần phải được xây dựng bằng các nguồn VLXD xanh, bao gồm cả vật liệu thô và hoàn thiện. Thách thức đặt ra hiện nay là công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với con người, môi trường và giải quyết bài toán về tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sức lao động, giá thành, hiệu suất sử dụng cũng như sản xuất đại trà theo hướng tuần hoàn của chúng ta còn yếu. Do đó trong những năm tới, ngành xây dựng cần cấp bách triển khai nhiều giải pháp cấp bách thực hiện các cam kết tại COP26.

Theo các chuyên gia kinh tế, mục tiêu cụ thể với mỗi quốc gia là một thách thức, khi  phải đạt được 4 mục tiêu: đưa phát thải ròng toàn cầu về 0 vào giữa thế kỷ này, giữ cho nhiệt độ trái đất tăng không quá 1,50C, thích ứng để bảo vệ cộng đồng và môi trường tự nhiên, huy động tài chính cho lời hứa 100 tỷ USD,  đoàn kết vì mục tiêu khí hậu. Tại COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ, đến năm 2050 Việt Nam sẽ là quốc gia đạt mức phát thải ròng bằng 0.

Toàn cảnh buổi hội thảo “Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022” được tổ chức ở TP. HCM 

Trong khi đó, Phó đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, ông Patrick Haverman khẳng định: “Công trình hiệu quả năng lượng và công trình xanh là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng bền vững và nỗ lực phục hồi của lĩnh vực bất động sản. Cải tạo và phục hồi kinh tế thông qua xây dựng xanh và hiệu quả năng lượng có thể tiết kiệm chi phí lâu dài và giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời cải thiện phúc lợi, sức khỏe và môi trường sống và làm việc của người sử dụng”.

“Thúc” nhiều giải pháp cụ thể

Để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển công trình xanh, trong những năm qua, Bộ Xây dựng đã có nhiều hoạt động hơp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế như Chính phủ Đan Mạch, UNDP, IFC-WB, GIZ, Đại sứ quán Vương quốc Anh… Từ năm 2012, Bộ Xây dựng đã hợp tác với IFC-WB để soát xét, ban hành QCVN 09:2013/BXD và từ năm 2015 đã hợp tác để phát triển công cụ đánh giá, chứng nhận công trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và năng lượng theo chứng chỉ EDGE.

Đồng thời, Bộ đã triển khai nhiều chính sách như: Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030. Ngoài ra còn có: Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 07/01/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone; Đề án đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu…

Tại “Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022” được tổ chức ở TP. HCM trong hai ngày 13-14/10/2022, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho hay, Bộ đang triển khai nhiều giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực của ngành như sản xuất vật liệu xây dựng, giảm tiêu thụ năng lượng trong các công trình xây dựng… Thúc đẩy việc phát triển công trình xanh là một giải pháp quan trọng nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính mà Bộ Xây dựng đang tập trung thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng phát biểu tại hội thảo

Bà Phan Thu Hằng, Chủ tịch Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam cho biết, với công trình xanh, các tiêu chí xoay quanh sự thoải mái, bảo vệ và cải thiện sức khỏe con người bước đầu sẽ dễ dàng và nhanh chóng trong cách tiếp cận. Tuy nhiên các tiêu chí liên quan đến biến đổi khí hậu, tạo giá trị xã hội… sẽ cần nhiều thời gian và sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan để có những bước thay đổi rõ rệt.

Đồng quan điểm, ông Edwin Tan, Phó Tổng Giám Đốc Frasers Property Vietnam cho biết thêm, lộ trình giảm phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050 là xuyên suốt chuỗi giá trị của một tổ chức phát triển bền vững, hướng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho những công trình, đô thị và cộng đồng. Điều này sẽ không thể đạt được nếu không có những nỗ lực phối hợp từ lực lượng nòng cốt là nhà quản lý, các nhân viên đến các nhà cung cấp và tất cả các bên liên quan khác.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-BXD ngày 12/5/2022 phê duyệt “Kế hoạch hành động của ngành xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26” Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, cũng như tích cực, chủ động tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính, công nghệ… để đảm bảo hiện thực cam kết tại COP26.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng rộn ràng nhận cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng rộn ràng nhận cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

(VNF) - Bên cạnh phần lớn thời gian dành cho công việc, tỷ phú Elon Musk, Tim Cook, Mark Zuckerberg… đều có cách sử dụng quỹ thời gian trống riêng.

Open Banking: Khi ngân hàng thay đổi để không bị đào thải

Open Banking: Khi ngân hàng thay đổi để không bị đào thải

(VNF) - Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng cũng khá nhanh nhạy trong việc “bắt nhịp” với xu hướng ngân hàng mở (Open Banking). Theo các chuyên gia, nếu ngân hàng không lồng ghép hoạt động của mình vào quy trình hàng ngày của khách hàng thì sẽ nhanh chóng bị đào thải sang một bên.

Golden Imperial Hotel – Điểm nhấn giữa trái tim thành phố ngàn hoa

Golden Imperial Hotel – Điểm nhấn giữa trái tim thành phố ngàn hoa

(VNF) - Golden Imperial Hotel được xem là khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất trung tâm thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Với sự hiện diện của những kiến trúc mới đã tô điểm cho thành phố và hứa hẹn ghi dấu thêm một biểu tượng mới – biểu tượng của sự giao thoa.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.