Tiêu điểm

'Hiểu biết của dân còn hạn chế, nhà nước thiếu quan tâm ở tầm vĩ mô'

(VNF) - Trong tuần qua, lần đầu tiên một Diễn đàn về Tài chính cá nhân đã được tổ chức tại Việt Nam. Diễn đàn đã nêu lên thực trạng của tài chính cá nhân ở Việt Nam: là Mức độ hiểu biết về tài chính cá nhân tại Việt Nam còn hạn chế trong khi lại thiếu sự quan tâm ở tầm vĩ mô.

'Hiểu biết của dân còn hạn chế, nhà nước thiếu quan tâm ở tầm vĩ mô'

'Khả năng chống chịu của doanh nghiệp đã tới hạn'.

'Khó khăn còn rất lớn trong khi khả năng chống chịu của doanh nghiệp đã tới hạn'

Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: "Những khó khăn của doanh nghiệp, nền kinh tế đã tác động trực tiếp, làm gia tăng áp lực điều hành kinh tế vĩ mô".

"Khó khăn, thách thức đặt ra còn rất lớn, không thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn, phụ thuộc lớn vào xu hướng chung toàn cầu, trong khi khả năng chống chịu của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đến mức tới hạn", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Để giải quyết những khó khăn trên, ông Dũng cho rằng cần tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng bộ các chính sách, tạo thành tác động cộng hưởng, phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, tranh thủ mọi cơ hội, tận dụng thời gian để phục hồi nhanh tăng trưởng…

>>>Xem thêm: 'Khó khăn còn rất lớn trong khi khả năng chống chịu của DN đã tới hạn'

'Không thể mất đi dấu ấn Thăng Long - Hà Nội vì 1 quyết định'

Tro đổi về việc quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy học và Kiến trúc Hà Nội không ủng hộ việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm mà kiến nghị nên giữ nguyên như hiện tại.

Ông Đào Ngọc Nghiêm cho hay quận Hoàn Kiếm là địa bàn rất đặc thù về lịch sử và văn hóa, do đó không nên đặt vấn đề sáp nhập quận.

Cũng theo ông Nghiêm, Hà Nội là Thủ đô của cả nước còn quận Hoàn Kiếm là địa bàn mang đậm dấu ấn Thăng Long - Hà Nội, không thể mất đi dấu ấn này bằng một quyết định hành chính sáp nhập. Hơn nữa, theo quy định trong nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cũng phải tính tới các yếu tố văn hóa, lịch sử, yếu tố đặc thù.

“Theo quan điểm của tôi, Hà Nội sẽ không sáp nhập quận Hoàn Kiếm vào một quận nào đó. Hơn nữa vấn đề này còn phải lấy ý kiến của cư dân”, ông Đào Ngọc Nghiêm nói.

>>>Xem thêm: Sáp nhập Quận Hoàn Kiếm: 'Không thể mất đi dấu ấn Thăng Long - Hà Nội vì 1 quyết định'

'Tài chính cá nhân thiếu sự quan tâm ở tầm vĩ mô'

Phát biểu tại diễn đàn "Phát triển thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam" với chủ đề: "Định hướng phát triển hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam", TS Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, bày tỏ: "Diễn đàn rất có giá trị. Chúng tôi là cơ quan dân nguyện nên muốn tìm hiểu, lắng nghe hơi thở của cuộc sống, nhu cầu của xã hội để tham mưu tốt hơn". 

"Chúng ta hiện nay đang thiếu hàng lang pháp lý về hoạch định tài chính cá nhân. Tôi có tìm kiếm thì không thấy quy định nào về vấn đề này. Hiện nay, đa số người dân chỉ hoạch định tài chính theo kiểu ăn đong, trong khi sắp tới chúng ta đón lượng lớn người ở tầng lớp trung - thượng lưu, đặt ra vấn đề phát triển ngành này để đáp ứng nhu cầu người dân. Nhưng chúng ta đang thiếu một sự quan tâm ở tầm vĩ mô", ông Lưu Bình Nhưỡng trăn trở. 

Cùng với đó, theo Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, hiện nay việc nâng cao dân trí tài chính đang có vấn đề. Một là Nhà nước cần xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cho các nhà trường, hiệp hội thực hiện nhiệm vụ của mình để nâng cao dân trí tài chính cho người dân. Thứ hai, mọi người dân, bắt đầu từ gia đình, phụ huynh phải tự rèn luyện và dạy cho con mình cách thức quản lý tài chính cá nhân, như cách người dân Israel dạy con mình chia tiền kiếm được vào 5 cái lọ, dán nhãn với 5 mục cụ thể: Chi tiêu hàng ngày, tiết kiệm, từ thiện, đầu tư và cuối cùng là đóng thuế. 

>>>Xem thêm: TS Lưu Bình Nhưỡng: 'Tài chính cá nhân thiếu sự quan tâm ở tầm vĩ mô'

'Mức độ hiểu biết về tài chính cá nhân tại Việt Nam còn hạn chế'

TS Cấn Văn Lực chỉ ra 3 thách thức lớn nhất trong hoạt động quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam hiện nay. Thứ nhất là khả năng quản lý nợ nần còn yếu, ví dụ điển hình nhất là sự nở rộ của tín dụng đen. Thứ hai là mức độ hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân còn hạn chế. Thứ ba là khả năng vay - trả gặp vấn đề, vay dễ nhưng không tính toán kỹ việc trả, nên dễ sa vào các cạm bẫy tài chính.

Nêu các đề xuất, kiến nghị, vị chuyên gia này cho rằng trong bối cảnh nhiều vấn đề mới liên quan đến tài chính cá nhân phát sinh như hiện nay, việc hoàn thiện hành lang pháp lý rất quan trọng và cần phải chú trọng vào khâu thực thi.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình kinh doanh mới đang phát triển, do đó, cần bổ sung mô hình, cơ chế, phương thức quản lý, giám sát để thích ứng với các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ, tài chính số (ví dụ cho vay ngang hàng, Fintech, huy động vốn cộng đồng, tiền kỹ thuật số).

Vấn đề thứ ba là khả năng tiếp cận tài chính tại Việt Nam còn hạn chế, vì vậy cần nâng cao vai trò, hiệu quả của thị trường tài chính, phát trển nền tảng nhà đầu tư.

Vấn đề thứ tư là rủi ro tội phạm tài chính gia tăng, do đó cần nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, bảo vệ người tiêu dùng tài chính, tăng cường giáo dục tài chính.

Vấn đề thứ năm là về tính công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, TS Cấn Văn Lực cho rằng đây là vấn đề sống còn, chừng nào thị trường tài chính còn thiếu công khai thì thị trường còn rủi ro lớn. Trong đó, vai trò của thông tin dữ liệu tài chính, giáo dục tài chính rất quan trọng.

>>>Xem thêm: TS Cấn Văn Lực: 'Mức độ hiểu biết về tài chính cá nhân tại Việt Nam còn hạn chế'

'Giảm tỷ lệ sở hữu không phải là giải pháp phù hợp'

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Văn bản này được đưa ra sau khi VCCI tham vấn doanh nghiệp và chuyên gia.

Về giới hạn tỷ lệ sở hữu, Điều 54 của dự thảo thảo Luật Các tổ chức tín dụng đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu tối đa tại một tổ chức tín dụng so với quy định hiện hành.

Theo đó, tỷ lệ sở hữu tối đa của cá nhân giảm từ 5% xuống 3%, của tổ chức giảm từ 15% xuống 10% và của nhóm cổ đông có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.

Theo VCCI, sự thay đổi này, cùng với việc mở rộng khái niệm người có liên quan, được suy đoán là nhằm chống lại tình trạng sở hữu chéo, tăng tính đại chúng trong sở hữu các tổ chức tín dụng, từ đó cải thiện tính minh bạch, giảm xung đột lợi ích khi cấp tín dụng và tăng tính an toàn cho các ngân hàng.

VCCI cho rằng mục tiêu tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng là cần thiết, song biện pháp tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu tối đa dường như không phải là giải pháp phù hợp vào thời điểm này.

>>>Xem thêm: Chống thao túng ngân hàng: 'Giảm tỷ lệ sở hữu không phải là giải pháp phù hợp'

Tin mới lên