'Hô hào' chuyển đổi xanh nhưng thiếu tiêu chí phân biệt xanh và không xanh

Kỳ Thư - 22/11/2023 23:46 (GMT+7)

(VNF) - Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân cho rằng, mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 đang gặp khó khi mức độ nhận thức và mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt là tương đối thấp.

VNF
bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Ba thách thức 

Trao đổi tại một diễn đàn về tài chính cho kinh tế xanh mới đây, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) dẫn số liệu cuộc khảo sát về mức độ nhận thức của DN giảm phát thải và chuyển đổi xanh thực hiện vào tháng 8/2022 cho thấy: Nội dung được biết đến nhiều nhất thời điểm đó là việc Thủ tướng cam kết tại COP 26 chỉ đạt 20%. Các nội dung khác như chính sách thuế cacbon hay các nghị định doanh nghiệp cần thực hiện… đạt tỷ lệ quanh 10%.

“Con số này cho thấy ở thời điểm đó, mức độ nhận thức và mức độ sẵn sàng của các DN Việt là tương đối thấp. Cho tới nay, con số này đã được cải thiện nhưng chưa quá nhiều”, bà Thuỷ nói.

Thách thức thứ hai là rất thiếu và không nắm được những cải biện pháp kỹ thuật để có thể thực hiện chuyển đổi, cũng như thiếu thông tin dẫn đến không biết đưa ra lựa chọn như thế nào.

Và thách thức thứ ba được đề cập nhiều nhất là bài toán vốn.

“Trong thời điểm như hiện nay, câu chuyện tiền đâu rất khó khăn, nguồn vốn duy trì hoạt động đã khó, nguồn để chuyển đổi còn khó hơn”, đại diện Ban IV cho biết.

Ở thời điểm hiện tại, nhận thức về chuyển đổi xanh đã có nhiều thay đổi, DN đã nhận thức đây sẽ trở thành vấn đề sống còn chứ không còn là lựa chọn, đặc biệt ở những ngành lĩnh vực mà người tiêu dùng đưa ra những yêu cầu khắt khe. Châu Âu đã có Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU), Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR). Tại Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, cũng đã có dự luật tương tự cơ chế điều chỉnh biên giới carbon.

Hiện có thể phân loại các doanh nghiệp thành ba nhóm trong việc ứng xử đối với chuyển đổi xanh.

Nhóm đầu tiên với tỷ trọng rất ít là các DN đã có chiến lược, mô hình sáng kiến chuyển đổi.

Nhóm thứ hai đã tìm ra một số việc cụ thể để làm cho đỡ… sốt ruột. Tuy nhiên, các hoạt động được triển khai một cách đơn lẻ mà không gắn với chiến lược.

Còn một nhóm khác, chiếm phần lớn, đang lo lắng nhưng không biết bắt đầu từ đâu cũng như huy động nguồn tiền từ đâu.

Thiếu tiêu chí: Thế nào là xanh và không xanh?

Chỉ ra hai vấn đề lớn còn vướng mắc để khơi dòng vốn cho chuyển đổi xanh, bà Phạm Thị Ngọc Thủy cho biết, vẫn đang thiếu một ngôn ngữ chung giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Đồng thời, đang thiếu các tiêu chí phân loại như thế nào là xanh và không xanh. Đây cũng là điều khiến các ngân hàng gặp khó khăn và hiện chỉ giải ngân vốn tín dụng hầu hết vào nhóm năng lượng tái tạo.

Để gia tăng nguồn tài chính xanh, bà Thủy nhấn mạnh bài toán khung pháp lý rất quan trọng. Bởi khung pháp lý không chính thức thì hoạt động của ngân hàng chỉ mang tính sơ khởi. Hiện đang có dự thảo phân loại xanh, tín dụng xanh.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong khi chờ đợi ngôn ngữ chung về “xanh”, nhiều doanh nghiệp đã tiên phong thực hiện các sáng kiến chuyển đổi xanh và thu được thành quả. Như trường hợp Tập đoàn Lộc Trời đã huy động được 90 triệu USD từ ngân hàng Hà Lan cho mô hình lúa phát thải thấp.

Trả lời câu hỏi về việc DN nên làm gì khi muốn chuyển đổi thực hiện các cam kết phát triển bền vững, bà Thủy cho rằng các doanh nghiệp có thể bắt đầu từ những bước cơ bản đầu tiên.

“Các chuyên gia khuyến nghị không nên bắt đầu từ những điều quá xa vời, mà nên bắt đầu từ bước cơ bản đầu tiên bằng việc đo đếm kiểm kê phát thải khí nhà kính. Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn đã liệt kê 1.912 doanh nghiệp kiểm kê phát thải khí nhà kính và sẽ tăng lên 4.000 doanh nghiệp trong thời gian tới”, bà Thủy cho hay.

Từ tháng 8/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã công bố sổ tay kiểm kê phát thải khí nhà kính, cũng như đưa ra yêu cầu khuyến khích thực hiện công bố dấu chân cácbon, xả thải cacbon trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhân rộng thanh toán số, hướng tới quốc gia không tiền mặt

Nhân rộng thanh toán số, hướng tới quốc gia không tiền mặt

(VNF) - Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để hướng tới trở thành một quốc gia không tiền mặt. Đặc biệt ở các khu vực nông thôn, người dân vẫn phụ thuộc vào tiền mặt trong giao dịch hàng ngày và mua sắm giá trị thấp. Một số cá nhân vẫn chưa có tài khoản ngân hàng cũng như thiếu kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Tỷ suất sinh lời cao trong nhóm VN30, Masan Consumer tiếp tục chia cổ tức

Tỷ suất sinh lời cao trong nhóm VN30, Masan Consumer tiếp tục chia cổ tức

(VNF) - Mới đây Masan Consumer công bố thông tin sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 55% trong tháng 7 sắp tới và xin ý kiến cổ đông để tạm ứng cổ tức năm 2024. Điều này hé lộ rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục chia cổ tức trong năm nay sau quyết định chia cổ tức tỷ lệ 100% trước đó.

Trung Quốc muốn EU dỡ bỏ thuế quan với xe điện trước ngày 4/7

Trung Quốc muốn EU dỡ bỏ thuế quan với xe điện trước ngày 4/7

(VNF) - Trung Quốc muốn Liên minh châu Âu (EU) bãi bỏ thuế quan sơ bộ đối với xe điện của Trung Quốc trước ngày 4/7 sau khi cả hai bên đạt được thỏa thuận tổ chức các cuộc đàm phán thương mại mới, theo Global Times.

Masan phủ nhận tin đồn, cổ phiếu vẫn chịu áp lực từ thị trường chung

Masan phủ nhận tin đồn, cổ phiếu vẫn chịu áp lực từ thị trường chung

(VNF) - Mặc dù Tập đoàn Masan đã lên tiếng đính chính song cổ phiếu MSN vẫn quay đầu giảm điểm. Vốn hoá thị trường của nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam theo đó "bốc hơi" gần 3.600 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xây dựng: Qua dần cơn bĩ cực

Doanh nghiệp xây dựng: Qua dần cơn bĩ cực

(VNF) - Dẫu chưa có chuyển biến đột phá nào, nhưng kết quả kinh doanh quý I/2024 cũng đã cho thấy tín hiệu tích cực hơn đối với các doanh nghiệp xây dựng.

Nguồn thu từ Uranium của Nga đang bị đe dọa dù giá tăng cao

Nguồn thu từ Uranium của Nga đang bị đe dọa dù giá tăng cao

(VNF) - Giá uranium đang tăng vọt trong bối cảnh các chính phủ nố lực đáp ứng các mục tiêu về khí hậu trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga có thể thúc đẩy Bắc Mỹ sản xuất thêm nhiên liệu quan trọng cho các nhà máy điện hạt nhân.

Lật tẩy chiêu trò mua bán kỳ nghỉ

Lật tẩy chiêu trò mua bán kỳ nghỉ

(VNF) - Nhiều độc giả phản ánh họ bị lừa vì lỡ mua gói "sở hữu kỳ nghỉ" tại các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, không được hưởng quyền lợi như bên cung cấp dịch vụ đã cam kết, cũng không thể đòi lại tiền. Phóng viên Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã thâm nhập thực tế tại Phú Quốc, “tự nguyện” sập bẫy để lật tẩy chiêu trò nhiều công ty bán "sở hữu kỳ nghỉ".

Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam

Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã bắt tạm giam Phạm Văn Tam (còn gọi Shark Tam, sinh năm 1980, ngụ tỉnh Quảng Ninh, trú quận 11, TP. HCM), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Asanzo; Phạm Xuân Tình (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo) cùng về tội 'trốn thuế'.

Xác thực khuôn mặt để chuyển tiền: Phẫu thuật thẩm mỹ có gặp khó khi giao dịch?

Xác thực khuôn mặt để chuyển tiền: Phẫu thuật thẩm mỹ có gặp khó khi giao dịch?

(VNF) - Nhiều người băn khoăn liệu việc phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh sửa nhỏ trên khuôn mặt liệu có gây khó khăn trong quá trình xác thực sinh trắc học.

Mẫu thẻ căn cước áp dụng từ 1/7 có điểm gì mới?

Mẫu thẻ căn cước áp dụng từ 1/7 có điểm gì mới?

(VNF) - Mẫu thẻ căn cước cấp mới từ 1/7 sẽ bỏ thông tin vân tay, đặc điểm nhận dạng, quê quán, nơi đăng ký khai sinh, ...

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.