Doanh nghiệp xây dựng: Qua dần cơn bĩ cực
(VNF) - Dẫu chưa có chuyển biến đột phá nào, nhưng kết quả kinh doanh quý I/2024 cũng đã cho thấy tín hiệu tích cực hơn đối với các doanh nghiệp xây dựng.
Trời ngày càng sáng
Nếu so sánh với quý liền kề trước đó, có thể nói, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trong quý I/2024 đã đổi thay rất nhiều.
Quý trước, thị trường ghi nhận 2 doanh nghiệp lỗ gộp (Hưng Thịnh Incons, SCI E&C), 2 doanh nghiệp lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh (Ricons, Công ty Cổ phần SCI), 2 doanh nghiệp lỗ sau thuế (Fecon, Đua Fat). Còn ở quý này, không doanh nghiệp nào lỗ gộp, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hay thoát lỗ nhờ các khoản hoàn nhập dự phòng; trong 21 doanh nghiệp xây dựng hàng đầu được Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance thống kê, chỉ có Đua Fat là còn báo lỗ. Đây là một tín hiệu tích cực.

Một tín hiệu tích cực khác là các doanh nghiệp lớn nhất đã cho thấy những con số ấn tượng. Coteccons – nhà thầu số 1 Việt Nam, tiếp tục nối dài màn trình diễn thượng hạng từ đầu năm dương lịch 2023 tới nay với doanh thu thuần lớn nhất thị trường (4.666 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 105 tỷ đồng, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ, cao nhất kể từ sau quý II/2020. Kết quả này đã nâng thành tựu kinh doanh 9 tháng của Coteccons lên tới 14.450 tỷ đồng doanh thu thuần và 240 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 16% và 6,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong sự hưng phấn tột cùng, Coteccons đã nâng mục tiêu doanh thu năm từ 17.793 tỷ đồng lên 20.000 – 25.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế từ 274 tỷ đồng lên 288 – 296 tỷ đồng, trở thành đơn vị duy nhất của toàn ngành xây dựng “dám” tăng mục tiêu kinh doanh năm.
Với Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, quý I/2024 đánh dấu quý đầu tiên có lợi nhuận sau thuế dương sau 5 quý liên tiếp thua lỗ, đạt 56,5 tỷ đồng. Trong khi đó, Vinaconex ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế 482 tỷ đồng, tăng tới 25 lần so với cùng kỳ năm trước, là doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất và tăng mạnh nhất toàn thị trường.
Ngoài 3 “ông lớn” trên, thị trường xây dựng quý I/2024 cũng ghi nhận một số đơn vị khác có lợi nhuận tăng trưởng bằng lần, như: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (tăng 5,4 lần), Licogi 18 (tăng 8,4 lần) hay Công ty Cổ phần SCI (tăng gần 2 lần).
Trán chưa hết nhăn
Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực, song về cơ bản, thị trường xây dựng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, do thị trường bất động sản chưa phục hồi mạnh mẽ và các dự án hạ tầng vẫn còn một số vướng mắc nhất định.
Trên các thống kê kinh doanh, những con số tăng trưởng % (1 – 2 chữ số) hoặc tính bằng lần, dẫu ấn tượng, song về bản chất, đó là do nền so sánh (tức quý I/2023) quá thấp. Bởi vậy, nếu gạt đi những màu mè tăng trưởng, con số lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp vẫn là một điều gì đó u buồn.
Thực vậy, đa phần doanh nghiệp xây dựng trong quý I/2024 chỉ có được mức lợi nhuận sau thuế “mỏng dính”, như: Fecon (0,6 tỷ đồng), Phục Hưng Holdings (0,9 tỷ đồng), Alphanam E&C (1 tỷ đồng), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (1,5 tỷ đồng), SCI E&C (3 tỷ đồng), Tổng công ty Thăng Long (3,4 tỷ đồng), Cotana (3,8 tỷ đồng), Tập đoàn Xây dựng SCG (8 tỷ đồng), Tổng công ty Xây dựng Số 1 (8,8 tỷ đồng).
Khá hơn chút đỉnh là: Hưng Thịnh Incons (10 tỷ đồng), Công ty Xây dựng Số 5 (11 tỷ đồng), Licogi 18 (12 tỷ đồng), Ricons (14,4 tỷ đồng), Sông Đà 11 (16 tỷ đồng), Công ty Cổ phần SCI (27 tỷ đồng), Tổng công ty Sông Đà (28 tỷ đồng), Tracodi (30 tỷ đồng).
Nhìn sâu hơn vào kết quả kinh doanh, có thể thấy thêm rằng không phải doanh nghiệp nào cũng có được lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận nhờ vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Như Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, mức lợi nhuận sau thuế 56,5 tỷ đồng, ngoài đến từ doanh thu thuần 1.651 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ, còn nhờ doanh thu tài chính lên tới 113 tỷ đồng, tăng gấp 45 lần so với cùng kỳ năm trước, cùng khoản hoàn nhập dự phòng 89 tỷ đồng. Tương tự, Tập đoàn Xây dựng SCG cũng nhờ doanh thu tài chính 105 tỷ đồng mà có lợi nhuận sau thuế 8 tỷ đồng.
Ở phía ngược lại, các doanh nghiệp không còn doanh thu tài chính “khủng” như cùng kỳ năm trước đã chứng kiến sự suy thoái nặng nề về lợi nhuận. Tiểu biểu cho trường hợp này là Tổng công ty Xây dựng Hà Nội khi doanh thu thuần tăng 3,2 lần (đạt 539 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ 1,5 tỷ đồng, hay Tổng công ty Xây dựng Số 1 với doanh thu tăng gấp 2,5 lần (đạt 1.395 tỷ đồng) nhưng chỉ chỉ có 8,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Một khía cạnh khác để thấy rằng kết quả kinh doanh quý I/2024 vẫn gây cho giới quan sát sự lo lắng về ngành xây dựng đó là bên cạnh các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng nêu trên, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp bị suy giảm lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước – ngay cả khi đó là một nền so sánh rất thấp. Các đơn vị gia nhập vào danh sách này, gồm: Fecon (giảm 77%), Tổng công ty Thăng Long (giảm 46%), Sông Đà 11 (giảm 48%), Alphanam E&C (giảm 75%), Ricons (giảm 7%), Phục Hưng Holdings (giảm 58%), Tracodi (giảm 56%), Cotana (giảm 81%), Sông Đà (giảm 62%), SCI E&C (giảm 66%).
Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chịu sự suy giảm về lợi nhuận, song chủ yếu là do giá vốn cao, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lớn. Đây là điều rất dễ hiểu, bởi ngành xây dựng vẫn đang trong cuộc cạnh tranh gay gắt về đơn hàng lẫn chịu đựng sự đội giá của nguyên vật liệu, khiến biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp. Trong khi đó, với đặc thù sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, các doanh nghiệp vẫn phải “còng lưng” gánh lãi vay ngân hàng, dù cho lãi suất đã giảm bớt trong khoảng nửa năm qua. Việc bị chiếm dụng vốn quá thời hạn, dẫn đến các khoản phải thu chuyển thành nợ xấu, khiến các doanh nghiệp phải trích lập dự phòng cũng đã đẩy chi phí quản lý lên cao. Tất cả hợp lại thành một “máy bào” bào mòn số lợi nhuận gộp ít ỏi mà doanh nghiệp xây dựng có được.
Thị trường hiện chỉ có một số doanh nghiệp lớn, có tài chính mạnh với dòng tiền dồi dào, có uy tín lớn, có lợi thế đàm phán và tham gia được vào các gói thầu “béo bở” là còn duy trì và/hoặc nâng cao được biên lợi nhuận. Do đó, giai đoạn hiện nay, ngành xây dựng đang phân hóa hết sức sâu sắc. Thị trường ngày càng cô đặc với sự tập trung vào các đơn vị lớn.
Tuy nhiên, giới quan sát vẫn có quyền kỳ vọng về sự phục hồi của ngành xây dựng trong giai đoạn tới, khi đầu tư công tiếp tục được thúc đẩy và thị trường bất động sản phục hồi mạnh mẽ hơn. Điều này giúp sự cạnh tranh trên thị trường giảm bớt, tạo điều kiện cho các đơn vị nhỏ có việc làm. Nói vui như chủ tịch một công ty xây dựng cỡ trung trong đại hội đồng cổ đông rằng khi đó, các nhà thầu lớn đã “no” việc, “chúng ta cũng dễ thở hơn”. Đương nhiên, từ giờ cho tới khi đó, các doanh nghiệp sẽ phải căng mình chống chịu để có thể sinh tồn trước khi thực sự nhìn thấy trời sáng.
Chất lượng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng: Đã vơi bớt nỗi lo
Doanh nghiệp xây dựng 2023: Một năm của những kỷ lục buồn
Lợi nhuận doanh nghiệp xây dựng: Đừng thấy hoa nở mà ngỡ xuân về
- Tăng lương từ 1/7, nhiều người chưa mừng đã lo nộp thuế 22/06/2024 04:12
- Chân dung 'vua rác' David Dương vừa bị FBI khám nhà ở Mỹ 22/06/2024 03:00
- Thiếu kiến thức TCCN, 'gây thiệt hại về tài chính và nguy cơ bất ổn cho xã hội' 22/06/2024 02:30
Định giá đất: Có nhiều phương pháp nhưng vẫn vướng đủ đường
(VNF) - Một trong những nguyên nhân lớn khiến công tác định giá đất gặp khó là do việc thu thập thông tin còn nhiều hạn chế, trong khi thị trường bất động sản lại thiếu minh bạch về dữ liệu giao dịch.
'Sốt đất' trước khi sáp nhập tỉnh thành: 'Cơ hội nhưng cần tỉnh táo'
(VNF) - Theo chuyên gia Nguyễn Quốc Anh, làn sóng sáp nhập tỉnh mở ra nhiều cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản, song cũng đi kèm với không ít thách thức mà nhà đầu tư và doanh nghiệp cần thận trọng đối mặt.
Bình Thuận nhắc ông chủ Thung lũng Đại Dương 6.400 tỷ sớm nộp tiền
(VNF) - Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận yêu cầu Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận sớm hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến dự án Tổ hợp Khu du lịch Thung lũng Đại Dương, với tổng vốn đầu tư 6.400 tỷ đồng.
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.
'Siêu' dự án 44.000 tỷ dưới chân Đèo Hải Vân vướng giải phóng mặt bằng
(VNF) - Dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân chậm bàn giao mặt bằng và lần đầu tiên Đà Nẵng phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc.
Cận cảnh khu tập thể 60 năm tuổi đề xuất phá bỏ, xây chung cư 45 tầng tại Hà Nội
(VNF) - Khu tập thể Kim Liên được xây dựng từ năm 1959, gồm 42 tòa nhà chung cư cao từ 2 đến 6 tầng, với tổng dân số khoảng 14.680 người. Sau hơn 60 năm sử dụng, nhiều tòa nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.
Giá nhà quá cao: Từ bỏ giấc mơ sở hữu căn hộ, chấp nhận ở thuê trọn đời
(VNF) - Trước mức giá bất động sản leo thang, giấc mơ sở hữu nhà của người trẻ ngày càng xa vời. Thay vì mua nhà, nhiều người đã chọn thuê dài hạn, thậm chí sống chung để giảm gánh nặng tài chính.
Sun Group ra mắt 'siêu đô thị' Sun Mega City quy mô 1.690ha phía Nam Hà Nội
(VNF) - Tháng 4/2025, Tập đoàn Sun Group chính thức ra mắt siêu đô thị đa chức năng Sun Mega City Nam Hà Nội. Với quy mô 1.690ha, đây là siêu đô thị lớn nhất miền Bắc, nơi tái hiện đa sắc màu văn hóa. Sun Mega City không chỉ là biểu tượng thịnh vượng Nam Hà Nội mà còn là cầu nối giữa hiện đại với lịch sử, tôn vinh giá trị dân tộc trong từng hơi thở đương đại.
Loạt dự án bất động sản ở Quảng Nam được điều chỉnh tiến độ
(VNF) - Ba dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vừa được điều chỉnh tiến độ, trong đó có 2 dự án được gia hạn đến cuối năm 2026.
Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm TP. Thái Nguyên
(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại dự án khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm TP. Thái Nguyên – một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025–2030.
Xanh Island Cát Bà sẽ là điểm đến du lịch Net Zero đầu tiên của Việt Nam
(VNF) - Tọa lạc ngay trái tim đảo ngọc Cát Bà, thành phố Vịnh Trung tâm Xanh Island được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến du lịch Net Zero đầu tiên của Việt Nam.
Đón tin sáp nhập Bắc Ninh - Bắc Giang: Giá đất tăng cao đột biến
(VNF) - Sau khi có thông tin sáp nhập tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, giá đất nền một số địa phương tại Bắc Giang tăng đột biến, có nơi thị trường đã về đỉnh giá của năm 2022, có nơi giá vượt đỉnh cũ 30%.
Dân Đà Nẵng đổ xô làm thủ tục nhà đất, chờ 2 ngày mới đến lượt
(VNF) - Trước thông tin sáp nhập các tỉnh/thành, bỏ cấp quận/huyện và sáp nhập các xã/phường, nhiều người dân ở Đà Nẵng đổ xô đi làm thủ tục đất đai.
Bản đồ đầu tư bất động sản phía Nam gọi tên địa hạt mới
(VNF) - Những tín hiệu phục hồi rõ nét thời gian gần đây cho thấy thị trường bất động sản đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới đầy kỳ vọng. Tại phía Nam, làn sóng đầu tư đang dịch chuyển mạnh về Tây Bắc TP. HCM - nơi một cực tăng trưởng mới đang dần hình thành. Trong đó, Đức Hòa (Long An) nổi lên như điểm sáng với lợi thế vượt trội về quy hoạch, hạ tầng và sự hiện diện của những “ông lớn” bất động sản.
Giả mạo rao bán căn hộ nhà ở xã hội An Trung 2, chủ đầu tư lên tiếng
(VNF) - Chủ đầu tư dự án Chung cư An Trung 2 cho biết, hiện nay công ty chưa từng thực hiện mở bán bất kỳ căn hộ nào tại Block A, B cũng như không có ủy thác hoặc hợp tác, uỷ quyền cho bất kỳ đơn vị, tổ chức nào.
Bắc Giang: Đấu giá 15 khu đất làm khoảng 35.000 căn nhà ở xã hội
(VNF) - UBND tỉnh Bắc Giang sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với 15 khu đất, diện tích hơn 82ha để làm nhà ở xã hội.
Kề cận 8 tòa căn hộ, nhà phố Kim Ngân tại đô thị Sun Group Hà Nam tăng sức hút
(VNF) - Sở hữu vị trí đẹp nhất trong số 4 phân khu thấp tầng ra mắt đầu tiên của Đại đô thị Sun Urban City, Kim Ngân 1 cộng hưởng lợi thế từ dòng khách đến vui chơi tại công viên lễ hội và cư dân 8 tòa cao tầng, mở ra tiềm năng kinh doanh đắc lợi.
Hà Nội: Cung căn hộ tăng mạnh, giá hạ nhiệt sau một năm 'nóng sốt'
(VNF) - CBRE cho biết giá bán căn hộ chung cư Hà Nội trong quý 1, giá sơ cấp đạt trung bình 75 triệu đồng/m2, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chỉ nhích nhẹ 3% so với quý trước.
'Vận đen' Tecco: Dự án lộ nhiều vi phạm, liên tục bị đòi nợ thuế
(VNF) - Thanh tra Chính phủ yêu cầu làm rõ trách nhiệm vi phạm trong quản lý quy hoạch tại chung cư Tecco Complex Thái Nguyên, do Công ty cổ phần Tập đoàn Tecco - chi nhánh Thái Nguyên làm chủ đầu tư.
BIM Land đạt doanh thu hơn 6.600 tỷ trong năm 2024
(VNF) -BIM Land ghi nhận doanh thu 6.638 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, BIM Land chuẩn bị đưa ra thị trường các sản phẩm thuộc dự án Thanh Xuan Valley và nhiều dự án khác tại Quảng Ninh, Phú Quốc...
Nghi Sơn Central Park: Sức hút mới trên thị trường bất động sản
(VNF) - Tô điểm cho sự phát triển mạnh mẽ của Thị xã Nghi Sơn nói chung và Khu Kinh tế Nghi Sơn nói riêng, Khu đô thị Nghi Sơn Central Park đang nổi lên như một biểu tượng sống đáng mơ ước.
Indochina Riverside Complex: ‘Trái tim chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò’ trong cảnh hoang hóa
(VNF) - Indochina Riverside Complex được giới thiệu là “trái tim chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò”, tuy nhiên, sau bao nhiêu năm dự án vẫn là bãi đất trống.
Khánh Hòa thu hồi 11.000m2 đất dự án Làng biệt thự Cô Tiên
(VNF) - Tỉnh Khánh Hòa thu hồi gần 11.000m2 đất đã giao cho Công ty TNHH Granitvina Nha Trang để thực hiện dự án Làng biệt thự Cô Tiên với lý do người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước
Sông Town sở hữu 'dòng sông lười' dài nhất Việt Nam
(VNF) - Tiện ích hồ bơi nối liền dài đến tận 423m, đưa Sông Town trở thành đô thị biển đầu tiên sở hữu “dòng sông lười” dài nhất Việt Nam. Đây là tiện ích vừa tạo không gian tận hưởng riêng tư vừa kết nối cộng đồng, tăng trải nghiệm sinh sống của cư dân và thu hút khách du lịch lưu trú - nghỉ dưỡng.
Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng núi Mỏ Neo 'chết yểu', Hà Giang thu hồi gần 8ha đất đã giao cho FLC
(VNF) - Tỉnh Hà Giang ra quyết định thu hồi 79.855,2m2 đất thương mại, dịch vụ từng giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC thực hiện dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo.
Định giá đất: Có nhiều phương pháp nhưng vẫn vướng đủ đường
(VNF) - Một trong những nguyên nhân lớn khiến công tác định giá đất gặp khó là do việc thu thập thông tin còn nhiều hạn chế, trong khi thị trường bất động sản lại thiếu minh bạch về dữ liệu giao dịch.
Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.