'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Hoa nở
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam (đang niêm yết và tự công bố thông tin) trong quý IV/2023 nhìn chung khá giống với quý liền kề trước đó. Trong số 20 doanh nghiệp được Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đưa vào diện thống kê, có 12 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (tương đương 60%), gồm: Coteccons (HoSE: CTD), Hòa Bình (HoSE: HBC), Hưng Thịnh Incons (HoSE: HTN), Tracodi (HoSE: TCD), Vinaconex (HoSE: VCG), Tổng công ty Xây dựng Số 1 (HoSE: CC1), Xây dựng số 5 (HoSE: SC5), Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG), Tổng công ty Thăng Long (HNX: TTL), Licogi 18 (HNX: L18), Cotana (HNX: CSC), Sông Đà 11 (HNX: SJE).
Trong 12 doanh nghiệp này, có 7 doanh nghiệp đảo ngược lỗ (của cùng kỳ) thành lãi, gồm: VCG, SJE, SCG, HBC, TTL, HTN và TCD.
CTD có thể xem là doanh nghiệp nổi bật nhất quý IV/2023 khi báo doanh thu 5.660 tỷ đồng, là doanh thu quý lớn thứ 2 kể từ năm 2020 trở lại đây; lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần, lớn nhất 12 quý qua. Kết quả này đã đưa tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng của năm tài chính 2024 lên 135 tỷ đồng, tăng gấp 8,8 lần cùng kỳ.
Ngoài CTD, doanh nghiệp gây chú ý lớn khác là HBC. Quý IV/2023, HBC ghi nhận lợi nhuận sau thuế 101 tỷ đồng, đánh dấu quý có lãi đầu tiên sau 4 quý thua lỗ liên tiếp.
Những gương mặt “sáng sủa” khác có thể kể đến là: SC5 với lợi nhuận sau thuế tăng gấp 2,6 lần, CSC với lợi nhuận sau thuế tăng gấp 2 lần.
Xét về quy mô lợi nhuận, CC1 dẫn đầu nhóm có lợi nhuận tăng trưởng với 208 tỷ đồng. Theo sau là VCG với 131 tỷ đồng, HBC với 101 tỷ đồng. Ngoài ra, gia nhập nhóm có lợi nhuận trên 100 tỷ đồng còn có Tổng công ty Sông Đà (UPCoM: SJG) với lợi nhuận 118 tỷ đồng (giảm 56% so với cùng kỳ).
Xét ở góc độ doanh thu, quý IV/2023 cũng ghi nhận một thống kê tích cực là có 11/20 doanh nghiệp báo doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, gồm: VCG, SC5, SJE, SCG, CSC, L18, CC1, SJG, HAN (Tổng công ty Xây dựng Hà Nội), S99 (Công ty Cổ phần SCI), SCI (Công ty Cổ phần SCI E&C). Trong đó, nổi bật là VCG với doanh thu 3.789 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần, SCG với doanh thu 301 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần; và S99 với doanh thu 956 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần.
Xuân chưa chắc đã về
Mặc dù có những thống kê khá tích cực nêu trên, tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn vào chất lượng lợi nhuận, có thể thấy rằng các doanh nghiệp xây dựng trên thực tế vẫn còn rất chật vật.
Điển hình là HBC. Quý IV/2023, doanh nghiệp này báo lãi sau thuế hơn 100 tỷ đồng, tuy nhiên nguồn cơn của lợi nhuận lại đến từ việc hoàn nhập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi chứ không phải từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Mặt khác, giới quan sát hẳn chưa quên, đây đã là lần thứ 2 trong năm 2023, HBC công bố lãi lớn (lần trước là quý II/2023). Lợi nhuận quý II/2023 sau đó đã bị kiểm toán “xóa sạch”, vậy nên không có gì đảm bảo khoản lãi lớn trong quý IV/2023 của HBC sẽ còn nguyên vẹn sau kiểm toán báo cáo hợp nhất cả năm 2023.
Với CC1, khoản lợi nhuận dẫn đầu thị trường trong quý IV/2022 trên thực tế là nhờ vào doanh thu tài chính, đạt 585 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với cùng kỳ năm trước.
HTN cũng có lãi dựa vào hoạt động hợp tác đầu tư, còn hoạt động kinh doanh chính lỗ gộp tới 201 tỷ đồng.
Tương tự là SCI, khoản lãi có được trong quý IV/2023 cũng đến từ việc hoàn nhập dự phòng, còn hoạt động kinh doanh chính lỗ gộp 11 tỷ đồng.
S99 mặc dù không lỗ gộp, song khoản lãi của quý IV/2023 cũng là nhờ vào việc hoàn nhập chi phí dự phòng.
Ricons – doanh nghiệp chủ chốt trong “hệ sinh thái Nguyễn Bá Dương” - thậm chí còn lỗ thuần trong quý IV/2023 (lỗ 8 tỷ đồng); và phải nhờ tới việc hoàn nhập chi phí dự phòng bảo hành công trình mới có lãi 9,6 tỷ đồng.
Với các doanh nghiệp có lãi khác, nhìn chung mức lãi là rất “khiêm tốn”, như: PHC (Phục Hưng Holdings, chỉ 2,4 tỷ đồng), SCG (7,5 tỷ đồng), TTL (10,6 tỷ đồng), SC5 (14 tỷ đồng), TCD (17 tỷ đồng).
Thị trường chỉ vài doanh nghiệp có được khoản lãi đáng kể, như: HAN (28 tỷ đồng), L18 (29 tỷ đồng), SJE (34 tỷ đồng), CSC (32 tỷ đồng).
Đóng góp cho sự u ám của bức tranh lợi nhuận ngành xây dựng là những doanh nghiệp báo lỗ. Quý IV/2023, ghi nhận khoản lỗ có phần bất ngờ của Fecon (HoSE: FCN), đạt 44,7 tỷ đồng, là quý lỗ sau thuế thứ 2 trong năm 2023. Một cái tên quen mặt khác là Đua Fat (UPCoM: DFF) với khoản lỗ sau thuế 82 tỷ đồng, là quý lỗ thứ 2 liên tiếp và quý lỗ thứ 3 trong năm 2023.
Như vậy, có thể thấy rằng, dù cho có những cải thiện đâu đó về mặt con số, song về cơ bản, các doanh nghiệp xây dựng vẫn chìm ngập trong khó khăn. Thị trường chỉ có rất ít doanh nghiệp đi lên từ nền tảng nội lực kinh doanh vững vàng, gặt hái lợi nhuận một cách bền vững, điển hình như CTD. Quý IV khép lại, đánh dấu một năm 2023 đầy giông bão của ngành xây dựng mà những thống kê sẽ còn u ám hơn nhiều.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.