Hoành Sơn chuẩn bị bán bớt 25,8 triệu cổ phần Cảng Phước An từ ngày 26/5

Vân Oanh - 24/05/2022 21:26 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Hoành Sơn là đơn vị liên quan mật thiết đến ông Nguyễn Duy Hòa, thành viên Ban kiểm soát và ông Nguyễn Hồng Sơn, ủy viên Hội đồng quản trị của PAP. Tại Công ty Hoành Sơn, ông Hòa là kế toán trưởng, còn ông Sơn là chủ tịch hội đồng thành viên.

VNF
Hoành Sơn chuẩn bị bán bớt 25,8 triệu cổ phần Cảng Phước An từ ngày 26/5

Công ty TNHH MTV Hoành Sơn, cổ đông lớn nắm giữ 66 triệu cổ phiếu PAP của Công ty Cổ phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An, tương ứng 44% vốn điều lệ, vừa đăng ký bán ra 25,8 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 26/5 đến ngày 24/6 tới. Phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn.

Được biết, Công ty Hoành Sơn là đơn vị liên quan mật thiết đến ông Nguyễn Duy Hòa, thành viên Ban kiểm soát và ông Nguyễn Hồng Sơn, ủy viên Hội đồng quản trị của PAP. Tại Công ty Hoành Sơn, ông Hòa là kế toán trưởng, còn ông Sơn là chủ tịch hội đồng thành viên.

Nếu giao dịch của Công ty Hoành Sơn diễn ra theo kỳ vọng, cổ đông lớn này sẽ giảm tỷ trọng tại PAP từ 44% xuống 26,8% vốn điều lệ. Tạm tính theo mức giá đóng cửa phiên 24/5 là 11.100 đồng/cổ phiếu, Công ty Hoành Sơn dự kiến thu về khoảng 290 tỷ đồng.

Nhìn lại lịch sử hoạt động của PAP, doanh nghiệp này được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận lần đầu ngày 14/5/2008. Đơn vị được thành lập theo thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và tỉnh Đồng Nai với mục đích đầu tư khai thác cảng Phước An và khu dịch vụ hậu cần cảng.

Đến nay, Petrovietnam vẫn nắm giữ 35 triệu cổ phiếu PAP, tương đương 23,33% vốn điều lệ.

Về dự án cảng Phước An, hoạt động khai thác cảng này được PAP chia làm hai mảng là xây dựng khu cảng và khu dịch vụ hậu cần cảng (logistic). Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần 1 ngày 14/11/2017, tổng vốn đầu tư hai dự án nêu trên là hơn 17.571 tỷ đồng, trong đó vốn góp là 2.635 tỷ đồng, chiếm 15% tổng vốn đầu tư.

Giai đoạn đầu tư chia làm 3 phân kỳ, từ năm 2017 đến năm 2024. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, kể từ tháng 8/2009 đến tháng 8/2059. Tuy nhiên, theo thông tin công bố trên website của mình, PAP cho biết tổng mức đầu tư dự kiến đã tăng lên 19.428 tỷ đồng. Thời gian triển khai được điều chỉnh thành 5 phân kỳ.

Tính đến nay, PAP đã hoàn thành việc khảo sát địa chất, lập bản đồ địa hình, lập dự án đầu tư, quy hoạch, đánh giá tác động môi trường và nhận 252ha đất của dự án. Hiện doanh nghiệp đã thực hiện giãn tiến độ phân kỳ 1 so với kế hoạch ban đầu. PAP đang xây dựng nốt các công trình của giai đoạn 1, đồng thời tiếp tục nhận bàn giao phần đất trong quy hoạch dự án.

Đối với Công ty Hoành Sơn, đây là thành viên thuộc Tập đoàn Hoành Sơn của đại gia Phạm Hoành Sơn, quê Hà Tĩnh. Tập đoàn Hoành Sơn một trong những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu ở Hà Tĩnh với quy mô vốn 25.000 tỷ đồng. Năm 2021, doanh thu của Hoành Sơn đạt khoảng 10.000 - 12.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này đã triển khai nhiều dự án lớn ở Hà Tĩnh như: dự án cấp nước cho khu kinh tế Vũng Áng 4.415 tỷ đồng, cảng tổng hợp quốc tế Hoành Sơn 1.410 tỷ đồng, nhà máy bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh 1.200 tỷ đồng, nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) 1.458 tỷ đồng ...

Ngoài ra, Hoành Sơn cùng với đối tác Công ty TNHH Sao Vàng đã triển khai xây dựng dự án tổ hợp thương mại và nhà ở Sao Vàng - Hoành Sơn trên khu đất 6,2ha tại số 231 Nguyễn Trãi, Hà Nội. Hiện Tập đoàn Hoành Sơn sở hữu 24,54% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng và ông Phạm Hoành Sơn cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng.

Tại PAP, ông Phạm Hoành Sơn từng đảm nhiệm chiếc ghế chủ tịch hội đồng quản trị, tuy nhiên sau đó chuyển giao cho ông Nguyễn Thành Đạt từ cuối tháng 11/2021.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.