Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung: Doanh thu nghìn tỷ, lãi chưa nổi 1 tỷ

Ái Châu Tử - 13/06/2021 14:43 (GMT+7)

(VNF) – Được xem là “đại gia” hàng đầu của xứ Thanh, song hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Miền Trung lại rất kém hiệu quả khi doanh thu lên đến hàng nghìn tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế lại chỉ vỏn vẹn vài trăm triệu đồng.

VNF
Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung: Doanh thu nghìn tỷ, lãi chưa nổi 1 tỷ

Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Miền Trung được thành lập năm 1994 với tên gọi Công ty TNHH xây dựng giao thông thủy lợi Thanh Hóa, chuyên ngành chính là xây dựng giao thông thủy lợi vừa và nhỏ.

Năm 2005, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư xây dựng giao thông thủy lợi Thanh Hóa với chuyên ngành chính xây dựng công trình kiến trúc dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi, san lấp mặt bằng.

Đến năm 2009, công ty tiếp tục đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Miền Trung và từ năm 2015 thì mang tên như hiện nay.

Tập đoàn Xây dựng Miền Trung được biết đến là cơ nghiệp của họ Mai, do ông Mai Xuân Thực sáng lập. Tính đến hết năm 2019, ông Thực đang có tỷ lệ sở hữu 39%. Bà Lê Thanh Hoa nắm 38%. Cổ đông cá nhân khác là Nguyễn Thị Dinh đã thoái vốn.

Tuy vậy, ông Thực đã sớm “nhường ngôi” chủ tịch HĐQT cho con trai mình, ông Mai Xuân Thông. Ông Thông, sinh năm 1979, hiện đang là phó chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Tỉnh ủy viên Thanh Hóa khóa 19 (nhiệm kỳ 2020 – 2025). Đây cũng là nhiệm kỳ Tỉnh ủy viên Thanh Hóa thứ hai liên tiếp của ông.

Tại Thanh Hóa, Tập đoàn Xây dựng Miền Trung là một thế lực nổi bật, một “đại gia” hàng đầu. Các dự án đáng kể nhất của tập đoàn này gồm: dự án đầu tư có sử dụng đất khu dân cư phía tây đường CSEDP thuộc khu dân cư tây nam đường Nguyễn Phục, phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa  (diện tích khoảng 18,8ha); dự án khu đô thị mới dọc đại lộ Nam sông Mã, tại phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa (quy mô 48ha); dự án khu dân cư phía tây đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Quảng Thắng (diện tích quy hoạch khoảng 30ha) hay dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Thái miếu nhà Hậu Lê tại phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa với quỹ đất đối ứng lên đến gần 70ha…

Tầm vóc của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung có thể được hình dung qua một số chỉ tiêu cơ bản về tài sản, nguồn vốn như: tổng tài sản đến năm 2020 đạt 4.727 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 2.690 tỷ đồng (vốn điều lệ là 2.689 tỷ đồng).

Tài sản giảm dần, một nửa là các khoản phải thu ngắn hạn

Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy, trong những năm qua, quy mô tài sản của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung giảm dần đều. Cụ thể, năm 2018, tổng tài sản đạt 5.314 tỷ đồng, năm 2019 chỉ còn 5.038 tỷ đồng (giảm khoảng 300 tỷ đồng), đến năm 2020 giảm tiếp còn 4.727 tỷ đồng (giảm khoảng 300 tỷ đồng). Tài sản ngắn hạn chiếm chủ yếu với tỷ trọng hơn 70% (lần lượt là 73%, 73% và 71%).

Cơ cấu tài sản đáng chú ý với tỷ trọng lớn của các khoản phải thu ngắn hạn. Trong 3 năm (2018 – 2020), giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn dao động trong khoảng 2.300 – 2.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng tài sản.

Trong khi đó, giá trị của hàng tồn kho dao động trong khoảng 720 – 840 tỷ đồng, chiếm trung bình 16% tổng tài sản.

Về nguồn vốn, nợ phải trả trong cùng giai đoạn giảm từ 2.640 tỷ đồng xuống 2.037 tỷ đồng. Tuyệt đại đa số nợ phải trả là nợ ngắn hạn (chiếm trung bình 97%).

Các khoản nợ vay của công ty cũng giảm dần qua các năm, cụ thể: vay ngắn hạn giảm từ 776 tỷ đồng xuống 544 tỷ đồng; vay dài hạn giảm từ 63 tỷ đồng xuống 44 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu khá dày dặn, tăng nhẹ qua các năm, lần lượt là: 2.674 tỷ đồng (2018), 2.689 tỷ đồng (2019), 2.690 tỷ đồng (2020).

Như vậy, có thể thấy, về cơ bản, chất lượng tài sản của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung không có vấn đề, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cũng rất thấp. Yếu tố gần như duy nhất gây quan ngại là các khoản phải thu ngắn hạn có giá trị rất lớn.

Doanh thu "khủng", lợi nhuận lại "mỏng dính'

Trong khi bức tranh tài sản khá tốt thì bức tranh kinh doanh của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung lại khá u ám.

Cụ thể, về doanh thu, giai đoạn 2016 – 2018, công ty duy trì được tốc độ tăng trưởng khá đều đặn, lần lượt đạt: 1.137 tỷ đồng, 1.236 tỷ đồng, 1.372 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2019, đà tăng này đã bị bẽ gãy. Doanh thu năm 2019 chỉ đạt 1.025 tỷ đồng, giảm tới 25% so với năm trước đó.

Điều này dẫn đến hệ quả trực tiếp là lợi nhuận gộp năm 2019 rất thấp, đạt 67 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng một nửa của năm trước đó (127 tỷ đồng) cũng như kém xa các năm 2016 – 2017 (lần lượt là 102 tỷ đồng và 108 tỷ đồng).

Biên lợi nhuận gộp cũng vì thế mà suy giảm từ vùng 8,7% - 9,2% (giai đoạn 2016 – 2018) xuống chỉ còn 6,5% vào năm 2019.

Điều đáng nói hơn nữa là do các khoản chi phí neo cao, lợi nhuận của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung đã bị ăn mòn gần hết. Giai đoạn 2016 – 2019, chưa năm nào lợi nhuận sau thuế đạt đến 1 tỷ đồng!

Cụ thể: năm 2016 lãi 260 triệu đồng, năm 2017 lãi 855 triệu đồng, năm 2018 lãi 868 triệu đồng, năm 2019 lãi 692 triệu đồng.

Với mức lãi “mỏng dính” này, các chỉ số ROE (lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu), ROA (lợi nhuận ròng/tổng tài sản) của công ty đều ở mức cực thấp.

Tình hình kinh doanh ảm đạm trong năm 2019 cũng đã phản ánh ngay vào dòng tiền. Năm 2019, dòng tiền kinh doanh của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung âm tới 836 tỷ đồng!

Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy rất rõ: tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 chỉ đạt 869 tỷ đồng (giảm tới 62% so với năm trước), trong khi đó tiền chi cho bên cung cấp dịch vụ hàng hóa đã hơn 1.033 tỷ đồng, chưa kể các loại chi phí khác.

Để bù đắp dòng tiền, năm 2019, Tập đoàn Xây dựng Miền Trung giảm rất mạnh việc mua sắm tài sản (chỉ 7,5 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với 180 tỷ đồng của năm 2018), tiến hành thu hồi cho vay và bán lại công cụ nợ của các đơn vị khác (thu về 416 tỷ đồng), thu hồi tiền đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác (thu về 448 tỷ đồng).

Tuy nhiên, chừng đó vẫn là không đủ. Lưu chuyển tiền thuần của công ty trong năm 2019 ghi nhận mức âm tới (-)143,7 tỷ đồng, do dòng tiền tài chính âm (-)160 tỷ đồng.

Có thể nói, 2019 là năm “đáng quên” nhất đối với Tập đoàn Xây dựng Miền Trung trong suốt giai đoạn 2016 – 2019. Bức tranh u ám này liệu có được cải thiện trong năm 2020 – năm bùng phát dịch Covid-19?

Bài 2: Năm 2020 của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung: Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục ‘mò đáy’

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
EVNFinance ký kết thành công gói vay hợp vốn với 6 ngân hàng lớn của Đài Loan

EVNFinance ký kết thành công gói vay hợp vốn với 6 ngân hàng lớn của Đài Loan

(VNF) - EVNFinance ký kết thành công gói vay hợp vốn trị giá 65 triệu USD từ 6 ngân hàng lớn của Đài Loan, bao gồm E.Sun Bank, Mega Bank, Shanghai Bank, Firstbank, Hua Nan Bank, Taichung Bank. Khoản vay này được đầu mối và thu xếp bởi E.Sun Bank, một trong những ngân hàng lớn nhất tại Đài Loan với tổng tài sản 118 tỷ USD.

Bắc Giang đưa khu công nghiệp Huyền Sơn 150ha ra khỏi quy hoạch

Bắc Giang đưa khu công nghiệp Huyền Sơn 150ha ra khỏi quy hoạch

(VNF) - Khu công nghiệp Huyền Sơn với quy mô 150ha tại huyện Lục Nam vừa được tỉnh Bắc Giang đưa ra khỏi quy hoạch.

Vincom Retail lập công ty con 3.620 tỷ, thoả thuận chuyển nhượng với VHM, VIC, Vinwonders

Vincom Retail lập công ty con 3.620 tỷ, thoả thuận chuyển nhượng với VHM, VIC, Vinwonders

(VNF) - Vincom Retail hiện ghi nhận 4 công ty con tại báo cáo tài chính với tỷ lệ sở hữu gần như tuyệt đối.

Phát Đạt bán cổ phiếu huy động hơn 1.300 tỷ, chủ tịch và DN liên quan mua 1 nửa

Phát Đạt bán cổ phiếu huy động hơn 1.300 tỷ, chủ tịch và DN liên quan mua 1 nửa

(VNF) - Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt cùng Phát Đạt Holdings sẽ mua toàn bộ 63,8 triệu cổ phiếu được phép trong đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu của Phát Đạt.

'Bom nợ' trái phiếu lớn nhất 3 năm, bất động sản tiếp tục phát hành thêm

'Bom nợ' trái phiếu lớn nhất 3 năm, bất động sản tiếp tục phát hành thêm

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa thể trả nợ gốc/lãi trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cho các trái chủ. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có không ít doanh nghiệp đã trở lại đường đua phát hành TPDN trong 4 tháng năm 2024.

Tonkin Land: Thua lỗ nhiều năm, nợ trên 1.000 tỷ đồng

Tonkin Land: Thua lỗ nhiều năm, nợ trên 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Công ty cổ phần Tonkin Land, doanh nghiệp này trong năm không ghi nhận doanh thu bán hàng, trong khi đó cùng kỳ năm trước là 1,6 tỷ đồng.

OCB được VIS Rating đánh giá xếp hạng ở mức A+ về độ tín nhiệm

OCB được VIS Rating đánh giá xếp hạng ở mức A+ về độ tín nhiệm

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng Phương Đông (HoSE: OCB) được Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) công bố đánh giá triển vọng đối với xếp hạng tổ chức phát hành ở mức A+ của OCB là ổn định.

Ngân sách trung ương rót thêm 3.220 tỷ vào Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Ngân sách trung ương rót thêm 3.220 tỷ vào Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

(VNF) - Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được bổ sung thêm 3.220 tỷ đồng tiền vốn từ ngân sách trung ương. Dự kiến dự án sẽ hoàn vốn 22 năm 5 tháng, sớm hơn nửa năm so với phương án trước đó.

 Ba chiếc Rolls-Royce bị kê biên trong vụ Trương Mỹ Lan đang ở đâu?

Ba chiếc Rolls-Royce bị kê biên trong vụ Trương Mỹ Lan đang ở đâu?

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kê biên 19 chiếc xe ô tô, 2 tàu và 1 du thuyền để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Trương Mỹ Lan liên quan vụ Vạn Thịnh Phát.

Thủ tướng: Rút giấy phép cửa hàng vàng không xuất hóa đơn điện tử

Thủ tướng: Rút giấy phép cửa hàng vàng không xuất hóa đơn điện tử

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp vàng thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trước 15/6, nếu không sẽ bị rút giấy phép.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.