Hơn 400 người tham gia chiến dịch làm sạch bãi biển tại Vịnh Nghi Sơn
(VNF) - Trong khuôn khổ Chiến dịch làm sạch biển 2025, hơn 400 tình nguyện viên đã đồng loạt ra quân làm sạch môi trường biển tại khu vực ven Vịnh Nghi Sơn, xã Nghi Sơn, thu gom khoảng 30 tấn rác thải.
Đây là sự kiện nhằm hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, cũng là hoạt động mở màn cho chuỗi chương trình bảo vệ môi trường thuộc sáng kiến "Nghi Sơn Xanh" - chương trình hợp tác dài hạn nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và gắn kết cộng đồng tại Khu kinh tế Nghi Sơn (KKT Nghi Sơn).
Chiến dịch do Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (NSEZIPMB) phối hợp cùng Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) tổ chức, với sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm: UBND thị xã Nghi Sơn và xã Nghi Sơn, Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Sơn, lãnh đạo và tình nguyện viên đến từ NSRP, hai nhà đầu tư nước ngoài của NSRP là Idemitsu Kosan tại Việt Nam (IKCV) và Kuwait Petroleum International (KPI) cùng 29 doanh nghiệp địa phương đang hoạt động trên địa bàn KKT Nghi Sơn, cũng như các tổ chức và người dân xã Nghi Sơn.

Trong khuôn khổ sự kiện, gói hỗ trợ có tổng giá trị gần 200 triệu đồng, bao gồm xe thu gom rác, thùng rác và trang phục bảo hộ lao động cũng đã được trao tặng cho xã Nghi Sơn.
Chiến dịch Làm sạch Biển 2025 là hoạt động trọng điểm đầu tiên trong sáng kiến "Nghi Sơn Xanh", đánh dấu khởi đầu cho một chuỗi các chương trình bảo vệ môi trường mang tính dài hạn, nhằm xây dựng văn hóa trách nhiệm môi trường và trách nhiệm xã hội trong toàn bộ hệ sinh thái doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn.

Bên cạnh sự đóng góp của đơn vị tổ chức chính là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), Chiến dịch Làm sạch Biển 2025 cũng nhận được tài trợ và ủng hộ từ 31 doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH Idemitsu Việt Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật PTSC Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Năng lượng, Công ty Cổ phần Môi trường Nghi Sơn, Công ty TNHH PECI Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn, Công ty Cổ phần Công nghệ Thành Thiên, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật PHATECO, Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Tân Hồng Hà, Công ty Xi măng Nghi Sơn, Công ty TNHH Quang Trung, Công ty TNHH Đông Tiến, Công ty Cổ phần Tư vấn Khảo sát Thiết kế Xây dựng Hà Nội (KHACON).
Cùng với đó là: Công ty TNHH Lucky Thanh Hà, Công ty TNHH Thương Mại – Cơ điện lạnh Minh Phúc, Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Nghi Sơn, Công ty Cổ phần DUCATECHNIC, Công ty Cổ phần Công nghệ NT, Công ty Cổ phần WE CONSTRUCTION, Công ty Cổ phần Hóa chất & Dịch vụ Ngân Hải, Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp dầu khí Vũng Tàu, Công ty TNHH Thiết bị PCCC Thanh Hóa, Công ty TNHH TGIC, Viện sinh thái và Bảo vệ công trình (WIP), Công ty Cổ phần Đầu tư khoảng sản Đại Dương, Công ty TNHH BOILERMASTER Việt Nam, Công ty TNHH Công nghiệp Long Sơn, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Công ty TNHH PVChem-Tech.
'Siêu dự án' nhiệt điện LNG hơn 2.4 tỷ USD tại Thanh Hoá tiếp tục tìm nhà đầu tư

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'
(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.
Làm sạch dòng Tô Lịch: Trước khi có nước sông Hồng, dùng tạm nước hồ Tây
(VNF) - Chủ tịch Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu, đề xuất phương án lấy nước từ hồ Tây để bổ cập cho sông Tô Lịch, hoàn thành trong tháng 8/2025.
'Cấy gen xanh' vào đô thị Hà Nội: Cần ưu tiên làm sạch các dòng sông
(VNF) - Theo các chuyên gia, khi phát triển đô thị xanh tại TP. Hà Nội, cần chọn các vấn đề nóng, ưu tiên thực hiện trước. Trong đó, việc làm sạch sông Tô Lịch là ví dụ điển hình.
ESG trong ngân hàng: Nặng hình thức, thiếu tầm nhìn chiến lược
(VNF) - Việc tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào hoạt động ngân hàng không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, để ESG thực sự đi vào chiều sâu, ngành ngân hàng Việt Nam cần một hành lang pháp lý riêng, bộ máy chuyên trách, chiến lược đào tạo bài bản và hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ.
Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế
(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách ở Hà Nội sẽ phải dùng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 xử lý 90% lượng chất thải xây dựng, trong đó 60% được tái chế.
Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch
(VNF) - Chi tiêu cho năng lượng sạch tăng mạnh đẩy tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2025 lên mức kỷ lục 3.300 tỷ USD, với Trung Quốc dẫn đầu xu hướng chuyển dịch.
Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều
(VNF) - Việc Việt Nam cùng lúc theo đuổi hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 đang tạo ra một bài toán đầy thách thức cho ngành năng lượng. Để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo bền vững môi trường, ngành điện buộc phải tìm được lời giải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cam kết Net Zero.
Chậm chân trên thị trường carbon, nguy cơ bị loại khỏi nhiều chuỗi cung ứng
(VNF) - Theo TS Lê Hải Hưng, nếu không chuẩn bị sớm để tham gia vào thị trường carbon, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội. Trước tiên là cơ hội xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM). Chậm chân hơn nữa, Việt Nam có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng xuất khẩu cho thị trường có quy định này”, ông Hưng cảnh báo.
Chuyển đổi xanh: Càng chậm trễ càng tốn kém, nguy cơ mất thị trường
(VNF) - Nếu chậm trễ chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí tuân thủ tăng cao khi các quy định quốc tế chính thức có hiệu lực. Rủi ro mất thị trường là hiện hữu nếu doanh nghiệp không kịp thích ứng với các yêu cầu về CBAM, ESG hay các quy định chống biến đổi khí hậu từ đối tác toàn cầu.
Việt Nam thành nước thu nhập cao: Tháo nút thắt thể chế và thích ứng biến đổi khí hậu
(VNF) - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, để biến khát vọng này thành hiện thực, Việt Nam cần gỡ bỏ nút thắt thể chế và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý
(VNF) - Được đánh giá là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng song các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn gần ngại đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.
Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan
(VNF) - Việt Nam đang theo đuổi lộ trình năng lượng tái tạo đầy tham vọng, không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Chuyên gia cho rằng những biến động từ căng thẳng thương mại toàn cầu có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội độc nhất để củng cố lĩnh vực năng lượng tái tạo của đất nước.

