Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo HoREA, chế độ sử dụng các loại đất thương mại, dịch vụ theo quy định của Luật Đất đai 2013 đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện tốt nhất để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ.
Cụ thể, Luật Đất đai 2013 đã quy định đất phi nông nghiệp gồm các loại: đất ở; đất khu công nghiệp, khu công nghệ cao; khu kinh tế; đất cảng hàng không; đất thương mại, dịch vụ.. nhưng chưa đề cập đến đất sử dụng cho du lịch (gọi tắt là đất du lịch).
"Đây là một loại hình sử dụng đất đặc thù cần được xác định chế độ sử dụng đất riêng, cụ thể, thống nhất, để nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị ‘về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn".
HoREA cho biết trong thời gian qua, một số địa phương đã công nhận "đất du lịch sử dụng ổn định lâu dài, không hình thành đơn vị ở", thu tiền sử dụng đất đối với loại đất du lịch này. Trên cơ sở đó, chủ đầu tư công bố người mua căn hộ condotel sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ổn định lâu dài.
"Việc làm này của chủ đầu tư là trái với quy định hiện hành của Luật Đất đai 2013 do Luật quy định loại dự án khu du lịch nghỉ dưỡng chỉ được quyền sử dụng đất có thời hạn. Luật Đất đai 2013 không cho phép người mua căn hộ condotel được quyền sử dụng đất du lịch ổn định lâu dài. Điều này khác với các dự án nhà ở là chủ đầu tư dự án cũng chỉ được giao đất có thời hạn, nhưng người mua nhà ở trong dự án thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ổn định lâu dài", HoREA nhấn mạnh.
HoREA nhận thấy ý tưởng của một số địa phương về việc công nhận cho người mua căn hộ condotel được quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất du lịch ổn định lâu dài, không hình thành đơn vị ở; thu tiền sử dụng đất du lịch tương tự như cách tính thu tiền sử dụng đất ở là tích cực, cần được nghiên cứu kỹ.
Do vậy, Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung chế độ sử dụng các loại đất đối với đất du lịch:
Một là kiến nghị bổ sung "Đất sử dụng cho du lịch" là một loại hình của đất phi nông nghiệp, đưa vào Chương X, Luật Đất đai 2013 để quản lý thống nhất, tạo điều kiện phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Theo đó, "Đất sử dụng cho du lịch" chỉ được sử dụng cho mục đích phục vụ du lịch, không được biến tướng thành khu nhà ở của các hộ gia đình để tránh làm quá tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực.
Bên cạnh đó, cần sửa đổi Luật Đất đai 2013 để cho phép người mua căn hộ condotel trong các dự án du lịch nghỉ dưỡng được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ổn định lâu dài - tương tự người mua nhà ở trong dự án thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ổn định lâu dài.
Trong lúc chưa sửa đổi Luật Đất đai 2013, cần thiết cấm các chủ đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng cam kết hoặc hứa hẹn với nhà đầu tư thứ cấp mua căn hộ condotel sẽ được cấp sổ đỏ ổn định lâu dài, vì việc làm này là không đúng quy định của pháp luật hiện hành).
HoREA cũng tái đề xuất cho cá nhân nước ngoài được mua căn hộ condotel để đầu tư (theo Luật Nhà ở, cá nhân nước ngoài chỉ được mua nhà ở trong các dự án nhà ở thương mại ngoài khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh), nhằm tăng thêm tính thanh khoản và bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư phát triển các dự án căn hộ condotel, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển bền vững.
Về tài chính đất đai, Hiệp hội nhận thấy đây là vấn đề rất lớn trong Luật Đất đai cần phải được xem xét giải quyết tổng thể, trước hết là tiền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở; tiền thuê đất đối với đất phi nông nghiệp trong đó có đất được quy hoạch phát triển các khu thương mại, dịch vụ, các khu du lịch, nghỉ dưỡng, các dự án condotel, để đảm bảo mức thu hợp lý và không bị thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.