'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 22/2 tới, Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 với nhiều nội dung về báo cáo kết quả của niên độ 2018, đồng thời lên kế hoạch cho năm tài chính kế tiếp.
Theo đó, Hùng Vương đã đưa ra kế hoạch cho niên độ 2018 - 2019 với doanh thu hợp nhất đạt 4.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ là 100 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty sẽ không chi trả cổ tức cho năm tài chính 2019.
Cũng tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, Hùng Vương dự kiến sẽ trình Đại hội thông qua việc ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hùng Vương, sẽ kiêm nhiệm Tổng giám đốc trong bối cảnh doanh nghiệp dự kiến không chi thù lao cho HĐQT và Ban Kiểm soát.
Theo BCTC hợp nhất quý I niên độ 2018-2019, doanh thu trong kỳ của Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) tiếp tục giảm tới 50% xuống mức 1.345 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn cũng giảm mạnh 56% nên lợi nhuận gộp ghi nhận mức tăng vọt từ 370 triệu đồng ở cùng kỳ niên độ 2017 - 2018 lên mức 155 tỷ đồng trong kỳ này.
Song ở chiều ngược lại, Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh không còn hưởng lợi từ việc thoái vốn nên doanh thu tài chính giảm 99%, chỉ còn hơn 2 tỷ đồng. Còn chi phí lãi vay, dù đã giảm mạnh 59% nhưng vẫn "ngốn" tới 49 tỷ đồng. Thêm vào đó, lãi liên doanh liên kết cũng giảm mạnh 93% xuống vỏn vẹn gần 2 tỷ đồng.
Do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Hùng Vương giảm lần lượt 25% và 48% nên dù xuất hiện khoản lỗ khác hơn 3 tỷ đồng, doanh nghiệp vẫn ghi nhận khoản lãi trước thuế 22 tỷ đồng, tăng 207% so cùng kỳ niên độ 2017 - 2018.
Trong kỳ này, do không còn khoản hồi tố gần 8 tỷ đồng tiền thuế thu nhập hoãn lại giống như cùng kỳ niên độ 2017 - 2018 nên lãi ròng của Hùng Vương giảm tới 29%, chỉ còn 18 tỷ đồng.
Theo kế hoạch lợi nhuận sau thuế ban đầu của niên độ 2018 - 2019 là 255 tỷ đồng, trong đó, có 75 tỷ đồng từ mảng kinh doanh cá, còn thức ăn thủy sản sẽ mang về 180 tỷ đồng thì Hùng Vương thực hiện được 7% mục tiêu lợi nhuận đặt ra cho cả niên độ.
Trong khi hoạt động kinh doanh chưa có nhiều khởi sắc, cổ phiếu HVG của Hùng Vương tiếp tục bị duy trì diện kiểm soát đặc biệt. Cụ thể, ngày 19.1.2018, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ban hành Quyết định số 21/QĐ-SGDHCM đưa cổ phiếu HVG của ông vua cá tra Dương Ngọc Minh vào diện kiểm soát do trong hai năm 2016 và 2017, doanh nghiệp lần lượt lỗ là 49,3 tỷ đồng và 712,96 tỷ đồng.
Tới ngày 8/1/2019, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM nhận được BCTC kiểm toán công ty mẹ và hợp nhất năm 2018 của Hùng Vương. Căn cứ trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2018, HVG lỗ 1,5 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 30.9.2018 là 423 tỷ đồng.
Dù Công ty đã bắt đầu có lãi nhưng khoản lãi này đến từ thu nhập khác (công ty vẫn lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 16,5 tỷ đồng) và công ty vẫn còn lỗ lũy kế lớn. Bên cạnh đó, theo Thuyết minh số 2.1 và 24.1. công ty có các khoản vay lớn đến hạn phải trả chưa thanh toán. Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn (Theo ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán).
Do đó, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM tiếp tục duy diện kiểm soát do kết quả kinh doanh đối với cổ phiếu HVG, đồng thời, xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu HVG của ông Dương Ngọc Minh sẽ căn cứ vào BCTC Hợp nhất soát xét bán niên năm 2019 của Công ty Cổ phần Hùng Vương.
Gần đây, Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh tiếp tục phải giải trình nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch số liệu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính riêng lẻ niên độ 2017-2018 từ mức 406 tỷ đồng giảm tới 215 tỷ đồng, xuống còn 190 tỷ đồng sau kiểm toán.
Trong quá khứ, không ít lần Hùng Vương của "ông vua cá tra" Dương Ngọc Minh đã phải giải trình vì công bố báo cáo tài chính chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán hay soát xét nếu từ thời điểm chìm trong thua lỗ và nợ nần.
Theo Hùng Vương, lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán giảm mạnh hơn 215 tỷ đồng chủ yếu do chi phí tài chính tăng mạnh gần 202 tỷ đồng, lên mức 324 tỷ đồng. Trong đó do tăng tương ứng với nghiệp vụ dự phòng đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty liên kết theo Thông tư 228 với số tiền 208 tỷ đồng; tăng do ghi nhận thêm chi phí vay với số tiền gần 11 tỷ đồng; phân loại lại giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính liên quan đến chênh lệch đánh giá lại các khoản phải thu khó đòi có gốc ngoại tệ với số tiền hơn 19 tỷ đồng.
Ngoài ra, chi phí quản lý cũng bị điều chỉnh tăng gần 15 tỷ đồng do trích lập bổ sung dự phòng các khoản phải thu khó đói theo Thông tư 228.
Từ những thay đổi tại báo cáo riêng này đã ảnh hưởng đến báo cáo hợp nhất. Ngoài ra, còn liên quan đến bút toán loại trừ doanh thu, tăng chênh lệch lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện, giảm lợi nhuận từ liên doanh liên kết...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.