IMF: Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100.000 tỷ USD trong năm nay

Minh Ý - 15/10/2024 16:35 (GMT+7)

(VNF) - Tổng nợ toàn cầu dự kiến ​​sẽ lần đầu tiên vượt quá 100.000 tỷ USD trong năm nay và có thể tăng nhanh hơn dự báo, theo cảnh báo được Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra ngày 15/10.

Theo Báo cáo Giám sát Tài chính mới nhất của IMF, nợ công toàn cầu đang ở mức rất cao và sẽ vượt 100.000 tỷ USD, tương đương 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, vào cuối năm 2024.

Không chỉ vậy, nợ công toàn cầu được dự báo sẽ đạt gần 100% vào năm 2030, vượt mức đỉnh điểm 99% trong thời kỳ Covid-19. Con số này cũng tương đương mức tăng 10% so với năm 2019, trước khi đại dịch làm bùng nổ chi tiêu của các chính phủ.

Được công bố một tuần trước khi IMF và Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) tổ chức cuộc họp thường niên tại Washington, Báo cáo Giám sát Tài chính cho biết có nhiều lý do chính đáng để tin rằng mức nợ trong tương lai có thể cao hơn nhiều so với dự kiến ​​hiện tại, bao gồm mong muốn chi tiêu nhiều hơn ở Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mối lo ngại của IMF về mức nợ gia tăng xuất hiện 3 tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, trong đó cả hai ứng cử viên đều hứa sẽ giảm thuế và các khoản chi tiêu mới có thể làm tăng thêm hàng nghìn tỷ USD vào thâm hụt liên bang.

Kế hoạch cắt giảm thuế của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ tạo ra thêm khoảng 7.500 tỷ USD nợ mới trong 10 năm, gấp hơn 2 lần so với con số 3.500 tỷ USD từ kế hoạch của Phó tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên đảng Dân chủ, theo ước tính trung bình của Ủy ban Ngân sách Liên bang Có trách nhiệm (CRFB), một nhóm nghiên cứu về ngân sách.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới số nợ công toàn cầu.

"Sự bất ổn về chính sách tài khóa đã gia tăng và các ranh giới đỏ chính trị về thuế đã trở nên cố hữu hơn. Áp lực chi tiêu để giải quyết các quá trình chuyển đổi xanh, già hóa dân số, các mối quan ngại về an ninh và các thách thức phát triển lâu dài đang gia tăng", IMF cho biết trong báo cáo.

IMF cho biết triển vọng tài chính của nhiều quốc gia có thể tệ hơn dự kiến ​​vì ba lý do: áp lực chi tiêu lớn, thiên kiến ​​lạc quan về dự báo nợ và khoản nợ lớn chưa xác định.

Trong một "kịch bản cực kỳ bất lợi", báo cáo của IMF cho thấy nợ công toàn cầu có thể đạt 115% GDP chỉ trong 2 năm, cao hơn 20 điểm phần trăm so với dự kiến ​​hiện tại.

Bên cạnh đó, báo cáo của IMF cũng cho rằng các dự báo về nợ có xu hướng đánh giá thấp kết quả thực tế ở mức đáng kể, với tỷ lệ nợ thực tế trên GDP trong 5 năm tới trung bình cao hơn 10% so với dự báo ban đầu.

Theo đó, IMF khuyến nghị các quốc gia nên đối mặt với rủi ro nợ ngay bây giờ bằng các chính sách tài khóa được thiết kế cẩn thận nhằm bảo vệ tăng trưởng và các hộ gia đình dễ bị tổn thương, đồng thời tận dụng chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ.

"Hãm phanh" chi tiêu

IMF lặp lại lời kêu gọi thắt chặt tài khóa, do môi trường hiện tại với tăng trưởng vững chắc và tỷ lệ thất nghiệp thấp là thời điểm vô cùng thích hợp để thực hiện điều này. Nhưng IMF cho biết những nỗ lực hiện tại, trung bình 1% GDP trong 6 năm từ 2023 đến 2029, là không đủ để giảm hoặc ổn định nợ công.

Cần phải thắt chặt tích lũy 3,8% để đạt được mục tiêu này, nhưng ở Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác, nơi GDP dự kiến ​​sẽ không ổn định, cần phải thắt chặt tài khóa mạnh hơn.

Theo Văn phòng Ngân sách Nghị viện, tháng này, Mỹ dự kiến ​​báo cáo thâm hụt tài chính năm 2024 khoảng 1.800 tỷ USD, tương đương hơn 6,5% GDP.

Báo cáo cho biết Mỹ và các quốc gia khác có dự báo nợ sẽ tiếp tục tăng, bao gồm Brazil, Anh, Pháp, Ý và Nam Phi, có thể phải đối mặt với hậu quả tốn kém.

Bà Era Dabla-Norris, phó giám đốc phụ trách các vấn đề tài chính của IMF, cho biết: "Việc trì hoãn điều chỉnh đồng nghĩa với việc cuối cùng sẽ cần một đợt điều chỉnh lớn hơn và việc chờ đợi cũng có thể rủi ro, vì kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy nợ cao và thiếu các kế hoạch tài chính đáng tin cậy có thể gây ra phản ứng tiêu cực trên thị trường và có thể hạn chế khả năng các quốc gia ứng phó với những cú sốc trong tương lai".

Bà Era cho biết việc cắt giảm đầu tư công hoặc chi tiêu xã hội có xu hướng có tác động tiêu cực lớn hơn nhiều đến tăng trưởng, so với các khoản trợ cấp kém mục tiêu hơn như trợ cấp nhiên liệu. Một số quốc gia có thể mở rộng cơ sở thuế và cải thiện hiệu quả thu thuế, trong khi những quốc gia khác có thể làm cho hệ thống thuế của họ tiến bộ hơn bằng cách đánh thuế thu nhập từ vốn và thu nhập hiệu quả hơn.

Theo IMF, Reuters
‘Nợ công các nước tăng cao nhưng Việt Nam lại là ngoại lệ’

‘Nợ công các nước tăng cao nhưng Việt Nam lại là ngoại lệ’

Tiêu điểm
(VNF) - Ông Paulo Medas - Chuyên gia của IMF nhìn nhận Việt Nam là một trong số trường hợp ngoại lệ khi duy trì được mức nợ bền vững và tương đối thấp so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Cùng chuyên mục
Khánh Hòa lên kế hoạch đầu tư đường ven biển 5.400 tỷ đồng

Khánh Hòa lên kế hoạch đầu tư đường ven biển 5.400 tỷ đồng

(VNF) - Tuyến đường ven biển từ xã Vạn Thọ đến xã Vạn Lương (huyện Vạn Ninh) sẽ có chiều dài hơn 23km, tổng vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và địa phương.

Hưởng lợi CPTPP: Hàng Việt Nam tăng tốc vào Canada

Hưởng lợi CPTPP: Hàng Việt Nam tăng tốc vào Canada

(VNF) - Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Canada trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Canada hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong khu vực châu Mỹ và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN.

Đại gia Lã Quang Bình bị cáo buộc hối lộ sếp ngân hàng bằng cổ phiếu

Đại gia Lã Quang Bình bị cáo buộc hối lộ sếp ngân hàng bằng cổ phiếu

(VNF) - Ông Lã Quang Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty ECPAY, bị cáo buộc chỉ đạo em gái hối lộ sếp ngân hàng 200.000 cổ phiếu để được tiếp tục giải ngân nhằm tháo gỡ khó khăn cho công ty.

Vay vốn vẫn bị ép mua bảo hiểm, Ngân hàng Nhà nước lên tiếng

Vay vốn vẫn bị ép mua bảo hiểm, Ngân hàng Nhà nước lên tiếng

(VNF) - NHNN cho biết pháp luật hiện hành đã có quy định nghiêm cấm hành vi ép khách hàng mua, giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, phương án giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.

Loạt dự án chung cư Hà Nội 'bất lực' nhìn thị trường tăng giá

Loạt dự án chung cư Hà Nội 'bất lực' nhìn thị trường tăng giá

Nhiều dự án chung cư phải dừng thi công ngay trước thời điểm thị trường lên cơn "sốt" giá, có dự án nằm yên hơn một thập kỷ "nhìn" những dự án xung quanh tăng giá gấp đôi.

Bancassurance: Ngân hàng và bảo hiểm, đến lúc  'ai về nhà nấy'?

Bancassurance: Ngân hàng và bảo hiểm, đến lúc 'ai về nhà nấy'?

(VNF) - Nhiều công ty bảo hiểm và ngân hàng “đường ai nấy đi” sau cả chục năm gắn bó cũng khiến không ít hoài nghi cho rằng kênh bancassurance đã dần đi đến hồi thoái trào. Song, Giám đốc khu vực của một công ty bảo hiểm lại cho rằng kết thúc của mối quan hệ này sẽ là khởi đầu của một mối quan hệ khác tốt hơn.

Loại cá nhân ra khỏi cuộc chơi trái phiếu riêng lẻ: 'Đi ngược xu thế toàn cầu'

Loại cá nhân ra khỏi cuộc chơi trái phiếu riêng lẻ: 'Đi ngược xu thế toàn cầu'

(VNF) - Mục tiêu hướng nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thông qua các quỹ đầu tư đang đi ngược với xu thế toàn cầu hiện nay, theo GS. TS Trần Ngọc Thơ.

Chủ khu đất 333ha tại Tiên Lãng nợ thuế hơn 20 tỷ đồng

Chủ khu đất 333ha tại Tiên Lãng nợ thuế hơn 20 tỷ đồng

(VNF) - Công ty TNHH Công nghệ Việt Mỹ (TP HCM), chủ dự án nuôi trồng thuỷ sản 333ha tại Tiên Lãng - Hải Phòng, bị điểm tên trong danh sách nợ thuế với số tiền hơn 20 tỷ.