IPP Group và Sun Group cùng đề xuất mở rộng Sân bay Phú Quốc: Bộ Xây dựng nói gì?
(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có phản hồi về đề xuất tham gia đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) và Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group).
Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị các doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc chủ động làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang để được hướng dẫn cụ thể.
Cùng với đó, Bộ này cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có chỉ đạo đối với UBND tỉnh Kiên Giang, trong việc xem xét và giải quyết kiến nghị của các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050, được công bố trong Hội nghị do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, giai đoạn 2021–2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được định hướng là sân bay dùng chung cho mục đích dân dụng và quân sự, đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn của ICAO. Công suất khai thác khoảng 10 triệu hành khách/năm và 25.000 tấn hàng hóa/năm.
Về hệ thống nhà ga, giai đoạn này sẽ tiếp tục khai thác nhà ga T1 với công suất khoảng 4 triệu hành khách/năm. Bên cạnh đó, xây dựng nhà ga T2 ở phía Đông nhà ga T1, công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm. Khu vực phía Tây Nam của cảng sẽ được quy hoạch xây dựng nhà ga VIP, kết hợp với khai thác hàng không chung. Đối với hàng hóa, nhà ga hiện hữu sẽ được mở rộng, đáp ứng công suất khoảng 25.000 tấn/năm.
Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được định hướng đạt công suất 18 triệu hành khách/năm và 50.000 tấn hàng hóa/năm. Trong đó, nhà ga T2 sẽ được mở rộng đạt công suất 14 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa cũng được nâng cấp để đáp ứng mục tiêu công suất.
Trước đó, vào đầu tháng 6 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/2025 về đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.
Theo đó, Chính phủ thống nhất việc đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc phục vụ Hội nghị APEC 2027 theo hình thức đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư. Đồng thời giao UBND tỉnh Kiên Giang lựa chọn nhà đầu tư trong nước thực hiện dự án và phân cấp cho UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận chủ trương đầu tư.
Theo đề xuất của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group), doanh nghiệp này cho biết sẽ đầu tư, phát triển nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với công suất ban đầu 6 triệu lượt hành khách/năm và thiết kế, mở rộng công suất lên 8 triệu lượt hành khách/năm ở giai đoạn kế tiếp.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) cũng đề xuất đầu tư mở rộng nhà ga hành khách đáp ứng 18-20 triệu khách; ga hàng hóa công suất dự kiến 50.000 tấn mỗi năm; nhà ga VIP diện tích 6.000m2.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng đề xuất nâng cấp đường cất hạ cánh hiện hữu (đường cất hạ cánh số 1) lên 3.500 x 45 m, hệ thống đường lăn, sân đỗ kết nối đồng bộ.
ACV chi 2.200 tỷ đồng xây dựng nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Phú Bài
- Quyết định mở rộng sân bay Phú Quốc phục vụ APEC 2027 06/05/2025 01:45
- Mở rộng sân bay Phú Quốc: Ưu tiên đầu tư theo hình thức PPP 07/04/2022 02:53
- Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn đầu tư nhà ga tại sân bay Phú Quốc 03/04/2022 12:17
ESG trong ngân hàng: Nặng hình thức, thiếu tầm nhìn chiến lược
(VNF) - Việc tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào hoạt động ngân hàng không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, để ESG thực sự đi vào chiều sâu, ngành ngân hàng Việt Nam cần một hành lang pháp lý riêng, bộ máy chuyên trách, chiến lược đào tạo bài bản và hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ.
Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế
(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách ở Hà Nội sẽ phải dùng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 xử lý 90% lượng chất thải xây dựng, trong đó 60% được tái chế.
Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần
(VNF) - Lượng khí thải nhà kính từ các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu đã tăng 150% trong giai đoạn 2020-2023. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và hoạt động của các trung tâm dữ liệu là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này, với các tên tuổi lớn như Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet ghi nhận mức tăng đáng kể.
TP. HCM: Gần 600 tỷ làm nút giao thông Bến Lức - Long Thành
(VNF) - UBND TP.HCM vừa có quyết định về chủ trương đầu tư hoàn chỉnh nút giao Bến Lức - Long Thành với quốc lộ 50, tổng vốn 590 tỷ đồng.
Mục tiêu tăng trưởng 8%: Đừng chỉ trông chờ vào đầu tư công
(VNF) - Theo các chuyên gia, đầu tư công chỉ có thể phát huy hiệu quả thực sự nếu khu vực tư nhân cũng có lực đẩy và thu hút FDI thuận lợi hơn.
Thêm 'đại gia' giao thông Việt xin tự bỏ vốn mở rộng cao tốc Bắc - Nam
(VNF) - Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) là doanh nghiệp tiếp theo đề xuất tự bỏ vốn mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức PPP.
Đề nghị Vinspeed và THACO: Hoàn thiện hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
(VNF) - Bộ Xây dựng đề nghị Vinspeed và Tập đoàn Trường Hải khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tuyến ĐSĐTĐC Bắc – Nam; nội dung hồ sơ theo quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư.
Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch
(VNF) - Chi tiêu cho năng lượng sạch tăng mạnh đẩy tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2025 lên mức kỷ lục 3.300 tỷ USD, với Trung Quốc dẫn đầu xu hướng chuyển dịch.
TP. HCM: Chi gần 20.000 tỷ nối đường Võ Văn Kiệt về Long An
(VNF) - TP. HCM dự kiến nối đường Võ Văn Kiệt từ quốc lộ 1 đến tỉnh Long An có tổng chiều dài 14,6km, tổng mức đầu tư toàn tuyến khoảng 19.397 tỷ đồng
Cơ khí chính xác Nhật Bản: Kết nối Việt Nam vào chuỗi công nghiệp toàn cầu
(VNF) - Sự hiện diện của các tập đoàn cơ khí chính xác Nhật Bản tại Việt Nam đang góp phần xây dựng nền tảng công nghiệp hỗ trợ, từng bước đưa Việt Nam tiến gần hơn đến chuỗi giá trị toàn cầu. Với công nghệ cao, yêu cầu kỹ thuật khắt khe và tầm nhìn dài hạn, đầu tư của Nhật Bản vào lĩnh vực này không chỉ mang lại giá trị sản xuất mà còn chuyển giao kỹ năng, kỷ luật và chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.
Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều
(VNF) - Việc Việt Nam cùng lúc theo đuổi hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 đang tạo ra một bài toán đầy thách thức cho ngành năng lượng. Để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo bền vững môi trường, ngành điện buộc phải tìm được lời giải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cam kết Net Zero.
Đà Nẵng đầu tư 1.400 tỷ đồng làm công viên, tiền đền bù gần 1.300 tỷ
(VNF) - Đà Nẵng đầu tư gần 1.400 tỷ đồng từ ngân sách để xây dựng Công viên công cộng phía Bắc đường Phan Đăng Lưu và hạ tầng kỹ thuật khu vực Nại Nam nhằm hoàn thiện không gian đô thị, kết nối cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch.
Người Nhật và chiến lược 'xuất khẩu' trải nghiệm tiêu dùng vào Việt Nam
(VNF) - Với thế mạnh về thương mại, ẩm thực, mỹ phẩm và chuỗi dịch vụ theo tiêu chuẩn Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật đang mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam không chỉ bằng vốn đầu tư mà còn bằng trải nghiệm và niềm tin người tiêu dùng.
Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản
(VNF) - Việt Nam vừa xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang Nhật Bản, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình đưa gạo “xanh” ra thị trường quốc tế. Lô hàng thuộc giống Japonica, sản xuất theo Đề án 1 triệu ha, mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”.
SCG phát triển nhiều sản phẩm xanh tại Việt Nam
(VNF) - Tập đoàn Thái Lan SCG vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi rõ nét sau giai đoạn biến động thương mại toàn cầu. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong chiến lược phát triển bền vững và mở rộng thị trường của tập đoàn.
Bình Dương: Thúc tiến độ 2 tuyến đường hơn 35.000 tỷ đồng
(VNF) -UBND tỉnh Bình Dương thúc đẩy tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) 2 dự án giao thônghơn 35.000 tỷ đồng
'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero
(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.
Đầu tư hạ tầng – logistics: Nhật Bản thiết lập mạng lưới hậu cần tại Việt Nam
(VNF) - Không còn chỉ tập trung vào sản xuất công nghiệp nhẹ như trước đây, dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản đang chuyển hướng mạnh mẽ sang lĩnh vực hạ tầng và logistics tại Việt Nam. Từ hệ thống kho lạnh, cảng biển đến các trung tâm logistics tích hợp, các nhà đầu tư Nhật đang hiện thực hóa tham vọng xây dựng một mạng lưới hậu cần hiện đại kết nối Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tham vọng 2 dự án điện gió 2.300 tỷ, 'sức khỏe' tài chính của SCI ra sao?
(VNF) - Công ty Cổ phần SCI (mã CK: S99) là nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện hai dự án điện gió gồm: Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt và SCI Tân Thành tại tỉnh Quảng Trị, với tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.
Công nghiệp điện tử: Hút vốn FDI Nhật Bản lớn nhất vào Việt Nam
(VNF) - Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam mang đậm dấu ấn Nhật Bản với sự hiện diện của hàng loạt thương hiệu lớn. Không chỉ mang theo vốn đầu tư và công nghệ, các doanh nghiệp điện tử Nhật còn đóng vai trò quan trọng trong định hình chuỗi cung ứng, đào tạo nhân lực và phát triển công nghiệp hỗ trợ nội địa.
Bình Định: Làm đường 1.600 tỷ nối Cao tốc Bắc - Nam với KCN Hoài Mỹ
Bình Định sẽ đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường dài hơn 9km kết nối cao tốc Bắc – Nam với Khu công nghiệp Hoài Mỹ, góp phần hoàn thiện hạ tầng và thúc đẩy phát triển công nghiệp tại thị xã Hoài Nhơn.
Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế
(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.
Ngành nhựa và công nghiệp phụ trợ 'âm thầm' hút vốn Nhật vào Việt Nam
(VNF) - Không ồn ào như các dự án tỷ đô trong lĩnh vực điện tử hay ô tô, dòng vốn từ Nhật Bản âm thầm chảy vào ngành nhựa và công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam với độ tập trung cao, công nghệ sạch và định hướng lâu dài.
Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới
(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
ESG trong ngân hàng: Nặng hình thức, thiếu tầm nhìn chiến lược
(VNF) - Việc tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào hoạt động ngân hàng không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, để ESG thực sự đi vào chiều sâu, ngành ngân hàng Việt Nam cần một hành lang pháp lý riêng, bộ máy chuyên trách, chiến lược đào tạo bài bản và hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ.
Toàn cảnh tháp đôi 50 tầng ở Đà Nẵng 'sống lại' sau nhiều năm đình trệ
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.