Iran ra luật mới, coi Lầu Năm Góc là 'phần tử khủng bố'

Thanh Tú - 07/01/2020 16:39 (GMT+7)

(VNF) - Theo đạo luật mới được Quốc hội Iran thông qua ngày 7/1, tất cả các lực lượng quân sự Mỹ, nhân viên Lầu Năm Góc, các tổ chức liên kết, đặc vụ, chỉ huy và những người ra lệnh hạ sát thiếu tướng Qassem Soleimani đều bị Iran liệt vào danh sách "phần tử khủng bố".

VNF
Người dân Tehran tuần hành phản đối vụ không kích của Mỹ.

"Mọi hành động tiếp tay cho các lực lượng này, bao gồm về quân sự, tình báo, tài chính, kỹ thuật, dịch vụ hoặc hậu cần, đều bị xem là hợp tác hành động khủng bố", tuyên bố của Quốc hội Iran cho hay.

Động thái nhằm đáp trả vụ Mỹ không kích sát hại Tướng Qasem Soleimani, Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hồi tuần trước.

Quốc hội Iran cũng thông qua nghị quyết cấp 223 triệu USD cho lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).

Luật này là phiên bản sửa đổi của đạo luật được quốc hội Iran thông qua vào tháng 4 năm ngoái, vốn chỉ đưa Bộ Tư lệnh trung ương Mỹ (CENTCOM) vào danh sách khủng bố.

Trong cuộc khẩu chiến trên mạng xã hội Twitter cùng ngày, chính phủ Iran gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là “kẻ khủng bố mặc âu phục”. Bộ trưởng thông tin của Iran nói rằng Tổng thống Mỹ sẽ sớm biết rằng “không ai có thể đánh bại quốc gia Iran vĩ đại”.

Trước đó, quân đội Mỹ đã không kích đoàn xe chở Tướng Soleimani khi phát hiện ông này đáp máy bay xuống sân bay quốc tế Baghdad rạng sáng 3/1. Cuộc tấn công khiến ông Soleimani và chỉ huy lực lượng dân quân Hashed al-Shaabi của Iraq, ông al-Husssaini  cùng 6 người trong đoàn hộ tống thiệt mạng.

Tehran đã gọi hành động của Mỹ là một hành động khủng bố nhà nước, có thể làm leo thang nghiêm trọng những căng thẳng tại Trung Đông.

Trước diễn biến này, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tuyên bố Tehran sẽ "trả thù" cho cái chết của Tướng Soleimani. Nước láng giềng của Iran là Iraq cũng chỉ trích cuộc tấn công của Mỹ vi phạm chủ quyền của Iraq, đồng thời Quốc hội nước này cũng đang tiến hành bỏ phiếu để yêu cầu các lực lượng quân đội nước ngoài rút khỏi Iraq.

Vụ không kích làm dấy lên mối lo ngại xung đột bùng phát và lan rộng khắp Trung Đông. Trong vụ trả đũa đầu tiên, hai quả đạn cối đã bắn vào một khu vực gần đại sứ quán Mỹ ở Baghdad ngày 4/1. Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh đã bùng nổ tại thủ đô Washington D.C cùng một số thành phố khác của Mỹ trong ngày 4/1. Các nhóm biểu tình phản đối chiến tranh và việc Tổng thống Trump ra lệnh tấn công tướng Soleimani.

Xem thêm >> Mỹ không kích giết chết tướng Iran, NATO tuyên bố ‘luôn ủng hộ’

Theo AFP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đánh thuế giao dịch vàng: Ưu tiên tích trữ, đánh nặng đầu cơ?

Đánh thuế giao dịch vàng: Ưu tiên tích trữ, đánh nặng đầu cơ?

(VNF) - Một số chuyên gia cho rằng đánh thuế giao dịch vàng là giải pháp cần thiết giúp kiểm soát giá vàng. Song đối tượng và mức thuế cần phải được cân nhắc thận trọng cho phù hợp. Chỉ nên đánh thuế đối với nhóm mua vàng để đầu cơ, không nên đánh thuế đối với nhóm mua vàng để tích trữ.

FBI khám nhà 'vua rác' David Dương, Chủ tịch Công ty Xử lý chất thải Việt Nam

FBI khám nhà 'vua rác' David Dương, Chủ tịch Công ty Xử lý chất thải Việt Nam

(VNF) - FBI đã khám nhà riêng của Thị trưởng Thành phố Oakland (Mỹ) cùng hai căn nhà khác thuộc sở hữu của thành viên gia đình ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam.

Hà Nội cần hơn 37 tỷ USD làm gần 400km đường sắt đô thị

Hà Nội cần hơn 37 tỷ USD làm gần 400km đường sắt đô thị

(VNF) - Giai đoạn 2024 - 2035, Hà Nội sẽ đầu tư 397,8km đường sắt đô thị, với quy mô vốn đầu tư khoảng 37,17 tỷ USD.

Doanh nhân nói về nghề báo nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Doanh nhân nói về nghề báo nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

(VNF) - Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024), nhiều doanh nhân đã có lời chia sẻ và nhận định những đóng góp của nhà báo, phóng viên đồi với các hoạt động kinh tế xã hội. Trong đó, thông tin của báo chí đã tạo nên một giá trị riêng cho các doanh nghiệp.

Tập đoàn chăm sóc sức khỏe lớn nhất châu Á chọn Việt Nam là bến đỗ mới?

Tập đoàn chăm sóc sức khỏe lớn nhất châu Á chọn Việt Nam là bến đỗ mới?

(VNF) - IHH Healthcare của Malaysia, tập đoàn chăm sóc sức khỏe tư nhân lớn nhất châu Á, đang xem xét cơ hội thâm nhập Indonesia và Việt Nam thông qua các thương vụ mua lại, khi các thị trường hiện tại của tập đoàn này trở nên bão hòa.

  The Independent: Từ 'nạn nhân của Internet' thành 'kỳ lân' ngành báo

The Independent: Từ 'nạn nhân của Internet' thành 'kỳ lân' ngành báo

(VNF) - Từng ví Internet là “hung thủ giết chết ấn phẩm báo in của mình” nhưng chính nhờ điều này, The Independent đã gặt hái được nhiều thành công đáng kinh ngạc khi chuyển hoàn toàn sang phát hành ấn phẩm trực tuyến.

 Tôi tình cờ bén duyên nghề báo

Tôi tình cờ bén duyên nghề báo

(VNF) - Từ nhỏ, tôi đã mơ ước bản thân sau này sẽ trở thành một nhà giáo, một dịch thuật viên hoặc xa xôi hơn là một biên kịch đứng sau những bộ phim đắt khách… Nhưng trong ngần ấy hoài vọng, tôi chưa khi nghĩ đến một ngày, lại bén duyên với nghề báo.

DN dầu khí liên quan Vạn Thịnh Phát nợ thuế 760 tỷ đồng

DN dầu khí liên quan Vạn Thịnh Phát nợ thuế 760 tỷ đồng

(VNF) - Công ty CP Dầu khí Đông Phương (Orient Oil) - doanh nghiệp có cựu chủ tịch liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát - nợ hơn 760 tỷ đồng tiền thuế, chiếm 1/3 tổng nợ thuế tại TP. Cần Thơ.

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

(VNF) - Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là công nghệ đầu tiên và chắc chắn không phải là công nghệ cuối cùng làm thay đổi hiện trạng báo chí. Nếu được sử dụng hiệu quả, công nghệ này hứa hẹn giúp việc đưa tin tức chính xác và kịp thời hơn. Tuy nhiên, nếu được sử dụng một cách tắc trách, nó sẽ tạo ra một “đại dương bài báo rác”

Tháo gỡ cơ chế  'đặt hàng' cơ quan báo chí

Tháo gỡ cơ chế 'đặt hàng' cơ quan báo chí

(VNF) - Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 xác định, báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, các “phương tiện thông tin thiết yếu” đang “yếu” một phần vì các cơ quan liên quan chậm trễ trong việc giao nhiệm vụ truyền thông hay đặt hàng các cơ quan báo chí.