Tài chính

Kéo trụ, VN-Index tăng 9 điểm sau 6 phiên giảm liên tiếp

(VNF) - Chỉ số VN30-Index (đại diện cổ phiếu vốn hóa lớn) tăng tới 1,22%, trong khi đó, chỉ số VNMID-Index (đại diện cổ phiếu vốn hóa vừa) giảm 0,72% và chỉ số VNSML-Index (đại diện cổ phiếu vốn hóa nhỏ) giảm tới 2,07%.

Kéo trụ, VN-Index tăng 9 điểm sau 6 phiên giảm liên tiếp

Kéo trụ, VN-Index tăng 9 điểm sau 6 phiên giảm liên tiếp

Phiên 22/4, chỉ số VN-Index tăng 9,02 điểm, tương đương 0,66%, lên 1.379,23 điểm, qua đó chấm dứt 6 phiên giảm liên tiếp. Tuy nhiên, thị trường không phục hồi trên diện rộng mà chủ yếu là tích cực ở nhóm vốn hóa lớn.

Cụ thể, chỉ số VN30-Index (đại diện cổ phiếu vốn hóa lớn) tăng tới 1,22%, trong khi đó, chỉ số VNMID-Index (đại diện cổ phiếu vốn hóa vừa) giảm 0,72% và chỉ số VNSML-Index (đại diện cổ phiếu vốn hóa nhỏ) giảm tới 2,07%.

Cổ phiếu ngân hàng giao dịch khả quan. "Trụ cứng" VCB tăng tới 4,85% và là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index. Bên cạnh đó, VPB tăng 3,66%, TCB tăng 1,15%, CTG tăng 1,38%, ACB tăng 2,54%, VIB tăng 1,19%, STB tăng 4,16%, SHB tăng 1,23%, EIB tăng 3,56%, OCB tăng 2,13%, LPB tăng 2,45%... Trên sàn HoSE, SSB là cổ phiếu duy nhất ghi nhận sắc đỏ.

Trái ngược, cổ phiếu chứng khoán đi xuống khi VND giảm 2,16%, VCI giảm 0,89%, HCM giảm 2,14%, FTS giảm 3,09%, VIX giảm 1,29%... Song song, cổ phiếu bảo hiểm cũng điều chỉnh mạnh khi BVH giảm tới 5,26%, BMI giảm 1,87%, BIC giảm 4,14%, BSI giảm 0,62%, MIG giảm 1,32%.

Với cổ phiếu bất động sản, sắc xanh hiện lên ở các cổ phiếu lớn như VIC, VHM, NVL, BCM, VRE, PDR, KDH với mức tăng lần lượt là 0,26%, 1,09%, 1,12%, 3,42%, 1,31%, 2,37% và 2,08%. Ở nhóm vốn hóa nhỏ hơn, DXG, FLC, QCG gây bất ngờ khi tăng kịch trần; trong khi PC1, HDC, CTD, NBB, NHA lại giảm kịch sàn. Nhìn chung có sự tăng - giảm đan xen trong nhóm này.

Gây bất ngờ hơn cả là nhóm sản xuất. Mặc dù nhiều cổ phiếu lớn ghi nhận sắc xanh như HPG, MSN, VNM, SAB nhưng rất nhiều cổ phiếu giảm mạnh như GVR giảm 3,28%, DGC giảm 3,64%; DPM, VHC, DCM, PHR, MSH, FMC, IDI, ANV, GIL, PTB... đều giảm kịch biên độ.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ phân hóa khi GAS tăng kịch trần, PGV tăng 3,18%, POW tăng 0,38% nhưng PLX giảm 0,4%; VJC tăng 1,25% còn HVN giảm 1,79%; MWG tăng 0,19% nhưng PNJ lại giảm 3,36% còn FRT thì giảm kịch sàn.

Toàn sàn HoSE có 202 mã tăng giá, 43 mã đứng giá tham chiếu và 256 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh vẫn ở mức trung bình, đạt 22.992 tỷ đồng.

Tin mới lên