‘Kết quả xử lý nợ xấu chưa vững chắc, nợ xấu bất động sản chiếm tỷ trọng cao’
Ngân Kim -
24/05/2022 12:41 (GMT+7)
(VNF) - Báo cáo của Ủy ban Kinh tế chỉ ra rằng kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, một số lĩnh vực chiếm tỷ trọng nợ xấu cao là bất động sản (chiếm 18,4%) và cho vay tiêu dùng (chiếm 25,8%).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh
412.700 tỷ đồng nợ xấu chưa được xử lý theo Nghị quyết số 42
Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã trình bày báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, luỹ kế từ ngày 15/8/2017 đến ngày 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 380.200 tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.
Trong số đó, 148.000 tỷ đồng là do khách hàng tự trả nợ (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012-2017 do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý. Kết quả xử lý, bán, phát mại tài sản bảo đảm (TSBĐ) để thu hồi nợ của TCTD và VAMC đạt 77.200 tỷ đồng, chiếm 20,3%.
Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5.670 tỷ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3.250 tỷ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 – 2017).
Tuy nhiên, tính đến ngày 31/2/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 6,31%. Nợ xấu chưa xử lý theo Nghị quyết số 42 đến 31/12/2021 vẫn ở mức cao là 412.700 tỷ đồng. Xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng tự trả nợ giảm do dịch Covid-19 tác động đến tình hình tài chính của khách hàng.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đã nêu một số khó khăn, vướng mắc đến từ việc xử lý nợ xấu cũng như TSBĐ. Điển hình là tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ xấu chưa có quy định cụ thể, khiến các doanh nghiệp thẩm định giá vận dụng phương pháp khác nhau, gây khó khăn trong việc lựa chọn mức giá tham khảo.
Về việc xử lý TSBĐ, nhiều khó khăn được nêu trong báo cáo về việc khách hàng không hợp tác bàn giao TSBĐ, sự phối hợp của cơ quan chức năng chưa kịp thời; toà án, cơ quan thi hành án dân sự chưa có hệ thống dữ liệu cho phép TCTD trích xuất, tra cứu thông tin liên quan để xử lý TSBĐ hay những vấn đề về áp dụng thủ tục rút gọn trong xử lý tranh chấp TSBĐ, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử ý. TSBĐ.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 và tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu. Việc không được áp dụng Nghị quyết số 42 sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu, không khuyến khích, huy động được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD.
‘Nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 có xu hướng tăng, cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao’
Cũng tại kỳ họp, Ủy ban Kinh tế (UBKT) cho biết đa số ý kiến trong cơ quan này thống nhất với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 đến hết ngày 31/12/2023 và đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
“Kết quả thí điểm xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã chứng minh các chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu phát huy hiệu quả tích cực, giúp khơi thông dòng vốn, đưa dòng vốn luân chuyển vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Các chính sách xử lý nợ xấu cần được tiếp tục duy trì, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và những bất ổn chính trị trên thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nợ xấu của các TCTD có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian tới, nguy cơ làm mất đi những thành quả đã đạt được”, báo cáo của UBKT nêu rõ.
Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho rằng kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, thực trạng nợ xấu cho thấy nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro; một số biện pháp áp dụng theo Nghị quyết số 42 chưa phát huy hiệu quả (như áp dụng thủ tục rút gọn tại tòa án...).
Theo đó, UBKT cho rằng đối với nợ xấu nói chung, xử lý bằng dự phòng rủi ro còn chiếm tỷ lệ cao; một số lĩnh vực có số nợ xấu chiếm tỷ trọng cao so với nợ xấu của toàn hệ thống như: bất động sản (chiếm 18,4%); cho vay tiêu dùng (chiếm 25,8%); BOT, BT giao thông (3,92%)...
UBKT đề nghị phân tích rõ hơn nguyên nhân dẫn đến số nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42 đến nay còn ở mức khá cao và có xu hướng gia tăng; các giải pháp đã triển khai thực hiện để nhận diện cũng như kiểm soát rủi ro đối với các khoản cho vay, nhất là các khoản thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.
(VNF) - NHNN lần đầu tiên tăng giá bán USD vượt 26.000 đồng. Nhiều ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Ngày 21/3/2025, tại Hải Phòng, NHNN Việt Nam đã tổ chức Công bố Quyết định và ra mắt NHNN Khu vực 6 và Hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế Khu vực 6”.
(VNF) - Tính đến cuối 2024, dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân tại các tổ chức tín dụng đạt khoảng 6,91 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 44% dư nợ tín dụng nền kinh tế. Có ngân hàng dành 80% dư nợ tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân.
(VNF) - Ông Đỗ Anh Tú từ nhiệm thành viên HĐQT tại TPBank và TPS theo nguyện vọng cá nhân và cam kết không can thiệp, không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến các nội dung này.
(VNF) - Với những tín hiệu điều hành gần đây của Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Ngọc Báu, CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup nhận định: Nhà điều hành đang mong muốn đưa lãi suất liên ngân hàng về vùng rất thấp, hoặc có thể sẽ cho lãi suất liên ngân hàng chạy trong biên độ lớn hơn 0 - 4%
(VNF) - Với lợi thế hệ sinh thái ngân hàng số hiện đại, đội ngũ chuyên trách am hiểu ngôn ngữ và văn hóa, cùng các chính sách ưu đãi hấp dẫn, VietinBank đang khẳng định vị thế là đối tác tài chính tin cậy, đồng hành cùng doanh nghiệp Hoa ngữ trong hành trình phát triển tại Việt Nam.
(VNF) - Ngoại trừ Vietcombank với trên 50% vốn do Nhà nước sở hữu, ba ngân hàng còn lại là VPBank, MB và HDBank đều thuộc diện được nới trần room ngoại lên 49% theo Nghị định 69/2025.
(VNF) - Theo Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng đó.
(VNF) - Mặc dù NHNN không công khai xếp hạng từng ngân hàng song nếu xét theo bảng xếp hạng CAMEL của Chứng khoán Yuanta, Techcombank, Vietcombank, MB, ACB và VietinBank sẽ là những ngân hàng có khả năng được cấp room tín dụng cao hơn so với những ngân hàng còn lại.
(VNF) - Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết, NHNN sẽ sớm trình Chính phủ văn bản về việc nâng hạn mức cho vay không cần tài sản đảm bảo từ 100 triệu lên 300 triệu đồng cũng như hoàn thiện dự thảo luật hóa Nghị định 42 về xử lý nợ xấu.
(VNF) - Khoảng cách ngày càng lớn giữa tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đang tạo áp lực đáng kể lên thanh khoản của các ngân hàng. Bước sang năm 2025, nhu cầu tín dụng tăng, trong khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục theo đuổi chính sách hạ lãi suất. Trước bài toán cân đối nguồn vốn, các ngân hàng không thể chỉ dựa vào lãi suất để thu hút tiền gửi mà buộc phải xoay sở, tìm đến những kênh huy động mới nhằm duy trì thanh khoản.
(VNF) - Thống đốc NHNN cho hay, tính đến ngày 17/3/2025, đã có hơn 103 triệu lượt hồ sơ khách hàng của các ngân hàng được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID.
(VNF) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
(VNF) - Lãi suất cho vay mua nhà đang khá thấp nhưng giao dịch bất động sản có dấu hiệu chững lại. Tín dụng bất động sản sẽ khó tăng trưởng mạnh trong thời gian tới khi giá nhà neo cao, nhiều dự án chưa gỡ vương về pháp lý.
(VNF) - Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) và một cổ đông ngoại 'góp mặt' trong danh sách nắm trên 1% vốn điều lệ của Ngân hàng MB. Hai cổ đông tổ chức này cùng người liên quan nắm giữ 3,17% vốn điều lệ của MB.
(VNF) - Trong bối cảnh tín dụng được dự báo tăng trưởng tích cực, các ngân hàng cũng tự tin lên kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.
(VNF) - Với mong muốn đồng hành cùng các cán bộ, công chức viên chức theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, VietinBank chính thức ra mắt gói ưu đãi “Điểm tựa tài chính – Kiến tạo tương lai” - giải pháp tài chính toàn diện giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ổn định tài chính và hướng tới tương lai bền vững.
(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất các ngân hàng không được thu giữ tài sản bảo đảm (TSĐB) bằng các biện pháp 'trái đạo đức xã hội'. Quy định này khiến nhiều nhà băng băn khoăn, lo ngại.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Việc giảm lãi suất tiết kiệm còn chịu nhiều sức ép. Đây là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Số vốn huy động được từ lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng sẽ được Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) sử dụng để phục vụ nhu cầu cho vay khách hàng của ngân hàng.
(VNF) - VietinBank chính thức ra mắt tính năng OTT Voice, một bước đột phá trong dịch vụ ngân hàng số, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thông báo biến động số dư qua giọng nói. Điểm đặc biệt của OTT Voice là khả năng tùy chỉnh thời gian phát thông báo linh hoạt, giúp người dùng kiểm soát tốt hơn việc nhận thông tin giao dịch.
(VNF) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 (TP. HCM), tính đến cuối tháng 2/2025 tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. HCM đạt gần 94 triệu tỷ đồng, giảm 0,17% so với cuối năm 2024 nhưng tăng 12,2% so với cùng kỳ.
(VNF) - Các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm sau chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng dư địa để giảm lãi suất huy động không còn nhiều.
(VNF) - Sau khi Vietcombank chốt ngày phát hành thêm hơn 2,76 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao kỷ lục 49,5%, VietinBank cũng trình phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44,64% nhằm tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng.
(VNF) - NHNN lần đầu tiên tăng giá bán USD vượt 26.000 đồng. Nhiều ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.