'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quý III/2023 là khoảng thời gian khó khăn của các doanh nghiệp bảo hiểm. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, doanh thu phí bảo hiểm quý III/2023 toàn thị trường đạt khoảng 52.900 tỷ đồng, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 165,6 nghìn tỷ đồng, giảm 6,9%, tức là tình hình quý III nhìn chung tệ hơn 2 quý trước đó.
Đây được cho là hệ quả từ những sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm gần đây khiến niềm tin của người dân vào bảo hiểm bị giảm sút nghiêm trọng, nhất là trong mảng bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, số liệu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết tiêu biểu cho thấy, không chỉ có Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) - công ty Việt Nam hiếm hoi kinh doanh bảo hiểm nhân thọ - ghi nhận sự sa sút ở mảng bảo hiểm, mà nhiều công ty bảo hiểm khác cũng chung cảnh ngộ.
Đầu tiên, lỗ nặng nhất từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là BVH. Theo báo cáo tài chính quý III/2023, tập đoàn này ghi nhận lỗ gộp tới 795 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong quý vừa qua, rất tệ so với mức lãi gộp hơn 38 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái và tăng so với mức lỗ gộp 759 tỷ đồng của quý liền trước.
Một doanh nghiệp lớn khác cũng lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là Tổng công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (HNX: VNR). Mức lỗ gộp quý vừa qua của tổng công ty này là 32 tỷ đồng, khác xa mức lãi gộp lên tới 68 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái và mức lãi gộp 63 tỷ đồng của quý liền trước.
Với Tổng công ty Bảo Minh (HoSE: BMI), doanh nghiệp này lỗ gộp 9,6 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong quý III/2023, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi tới 36 tỷ đồng. Tình hình còn kém khả quan hơn nếu so với mức lãi gộp lên tới 93 tỷ đồng của quý liền trước.
Mặc dù không lỗ như các trường hợp trên nhưng Tổng công ty Bảo hiểm Quân đội (HoSE: MIG) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan ở mảng bảo hiểm. Theo đó, trong quý vừa qua, lợi nhuận gộp của MIG ở mức 92 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 29% so với quý liền trước.
Cũng ghi nhận lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm suy giảm là trường hợp của Công ty PVI (HNX: PVI). Cụ thể, lợi nhuận gộp của PVI đạt mức 276 tỷ đồng trong quý III/2023, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, so với quý liền trước, lợi nhuận gộp vẫn tăng 10%.
Số liệu tài chính quý III/2023 của các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết tiêu biểu cho thấy, không chỉ có Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) - công ty Việt Nam hiếm hoi kinh doanh bảo hiểm nhân thọ - ghi nhận sự sa sút ở mảng bảo hiểm, mà nhiều công ty bảo hiểm khác cũng chung cảnh ngộ. |
Trái lại, Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) lãi gộp 24 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong quý vừa qua, cải thiện rất mạnh mẽ so với mức lỗ gộp 169 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên lại giảm mạnh 81% so với quý liền trước. Trên thực tế, từ quý I/2022 tới nay, ngoại trừ quý II/2023, doanh nghiệp này lỗ hoặc lãi gộp dưới 50 tỷ đồng trong các quý còn lại; dù trước đó, trong 4 quý của năm 2021, lãi gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đều ở mức cao, từ 140 tỷ đồng đến 250 tỷ đồng.
Đối với Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex (HoSE: PGI), lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý III/2023 cũng tăng so với cùng kỳ năm ngoái và giảm so với quý liền trước. Cụ thể, lợi nhuận gộp quý vừa qua đạt 129 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và giảm 38% so với quý liền trước.
Khả quan nhất là trường hợp của Tổng công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BIC) khi đạt tới 216 tỷ đồng lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong quý III/2023, tăng 34% và nhích nhẹ so với con số 213 tỷ đồng của quý liền trước.
Mặc dù mảng bảo hiểm nhìn chung kém khả quan nhưng bù lại, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều ghi nhận kết quả khả quan ở hoạt động tài chính.
Điển hình là BVH. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm khó khăn như vậy, hoạt động tài chính lại mang về tới 2.848 tỷ đồng lợi nhuận, tăng tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 6% so với quý liền trước. Sự gia tăng này đến từ hầu hết các hoạt động tài chính, trong đó cốt lõi vẫn là lãi tiền gửi, lãi từ đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu và lãi từ cổ tức. Nhiều khả năng, quý III/2023 là thời điểm đáo hạn nhiều khoản tiền gửi lãi suất cao từ giai đoạn cuối năm 2022, đầu năm 2023.
Ở các doanh nghiệp nhỏ hơn, mức tăng còn mạnh hơn. Như tại VNR, lợi nhuận gộp từ hoạt động tài chính quý vừa qua tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ, lên hơn 95 tỷ đồng. Hoặc tại BMI tăng 86% lên 149 tỷ đồng nhờ tăng thu từ liên doanh.
Với MIG, lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 54% so với cùng kỳ, lên 67 tỷ đồng chủ yếu nhờ lãi tiền gửi gia tăng. Lợi nhuận hoạt động tài chính của PVI cũng tăng 26% lên 248 tỷ đồng; tại PTI tăng 77% lên 57 tỷ đồng; tại PGI tăng gần gấp đôi lên 30 tỷ đồng; tại BIC tăng 54% lên 110 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động tài chính quý III/2023 của các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết trong danh sách thống kê đều tăng trưởng hai chữ số trở lên so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này giúp cân bằng lại kết quả kinh doanh của mảng bảo hiểm, và trong nhiều trường hợp khiến lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ.
Theo đó, BVH vốn ghi nhận lỗ nặng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhưng vẫn lãi trước thuế tới 548 tỷ đồng trong quý III/2023, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự là câu chuyện tại BMI khi hoạt động tài chính bù đắp toàn bộ phần lỗ của hoạt động bảo hiểm, kết quý lãi trước thuế 283 tỷ đồng, tăng trưởng 10%.
Ngoài ra, PVI cũng lội ngược dòng khi lãi trước thuế 356 tỷ đồng trong quý vừa qua, tăng 11% so với cùng kỳ.
Dẫu vậy, không phải trường hợp nào hoạt động tài chính cũng có thể bù đắp được hoạt động bảo hiểm. Như trường hợp VNR, doanh nghiệp này lãi trước thuế 63 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ. Hoặc như trường hợp của MIG, lãi trước thuế giảm 16% so với cùng kỳ, xuống 53 tỷ đồng.
Các trường hợp còn lại, do cả lợi nhuận tài chính và lợi nhuận bảo hiểm quý III/2023 đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái nên lợi nhuận sau thuế cũng đều tăng trưởng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của BIC tăng gần gấp đôi lên 150 tỷ đồng; của PTI cải thiện từ mức lỗ trước thuế tới 197 tỷ đồng lên mức lãi trước thuế 48 tỷ đồng; của PGI tăng gấp 2,3 lần lên 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây cũng không phải quý thực sự thăng hoa của các doanh nghiệp này bởi mức lãi trước thuế trên đều giảm so với quý liền trước (như BIC giảm 8%, PTI giảm 9%, PGI giảm 58%).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.