Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cơ sở dữ liệu của S&P’s Commodities at Sea cho thấy lượng than vận chuyển bằng đường biển của Nga sang Trung Quốc tăng 55% lên 6,2 triệu tấn trong 28 ngày đầu tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái. Vào tháng 5, nguồn cung đường biển của Nga sang Trung Quốc cũng tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,5 triệu tấn.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, việc tăng cường nhập khẩu than Nga từ tháng 5 diễn ra đồng thời với bối cảnh sản xuất than nội địa ở Trung Quốc cũng đang tăng lên.
Cụ thể, trong quãng thời gian từ tháng 1-5, sản lượng than thô tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,81 tỷ tấn, trong khi nhập khẩu giảm xuống còn khoảng 96 triệu tấn - giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Bất chấp nhu cầu thấp hơn và sản lượng than trong nước cao hơn, Trung Quốc vẫn mua than của Nga cao hơn đáng kể kể từ tháng 5/2022. Điều này là do Nga đã giảm giá rất nhiều đối với giá than quốc tế”, ông Pranay Shukla, Phó giám đốc S&P Global Market Intelligence, lý giải với CNBC.
Ông Shukla cho biết: “Tổng lượng than nhập khẩu vào Trung Quốc đại lục thấp hơn là hệ quả của việc nhu cầu giảm do việc thực hiện cấm vận theo chính sách ‘Zero Covid’ nghiêm ngặt. Ngoài ra, giá than quốc tế cao kỷ lục cũng như sản lượng than trong nước ngày càng tăng ở Trung Quốc cũng là nguyên nhân dẫn tới việc này”.
Không chỉ than đá, Trung Quốc cũng như Ấn Độ đã tăng cường nhập khẩu dầu mỏ của Moscow do mức giá chiết khấu cao, trở thành điểm đến của phần lớn dầu Nga lênh đênh trên biển trong bối cảnh mặt hàng hàng đầu của nước này bị các cường quốc phương Tây trừng phạt sau cuộc tấn công Ukaine.
Theo ông Shukla, thị trường sẽ theo dõi rất kỹ nhu cầu quý III từ Trung Quốc vì nhu cầu tăng ở đây có thể khiến giá than quốc tế tăng lên mức không thể tưởng tượng được.
Dữ liệu hải quan của Trung Quốc cho thấy Indonesia, Nga và Mông Cổ hiện là những nhà xuất khẩu than hàng đầu sang Bắc Kinh, trong đó nhà cung cấp lớn từng là Australia đã bị loại sau khi chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình áp đặt các hạn chế đối với than Australia vào năm 2020.
Nga là nhà sản xuất và xuất khẩu than lớn trên toàn cầu. Nhưng kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã buộc phải bán than giảm giá sau khi các nước như Nhật Bản cấm nhập khẩu mặt hàng này.
Cùng với Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã công bố lệnh cấm đối với than của Nga trong gói trừng phạt thứ 5 được công bố hồi tháng 4, tuy nhiên lệnh cấm đã được lùi lại sang tháng 8.
Xem thêm >> Trung Quốc nhập khẩu gấp đôi than Nga trong tháng 3
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.