Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Sự nổi lên của xe hybrid mang lại tia hy vọng cho các nhà sản xuất ô tô toàn cầu như Toyota và Honda khi đang theo đuổi chiến lược điện khí hóa “đa hướng” trong bối cảnh doanh số bán xe điện (EV) mất đà ở châu Âu và Mỹ, một phần vì chi phí sản xuất cao.
Một phần ba tổng doanh số bán xe của Toyota, nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất thế giới, là xe hybrid. Công ty đã báo cáo doanh số bán xe hybrid tăng 34% trong 6 tháng tính đến cuối tháng 9, vượt xa mức tăng trưởng 9% của tổng doanh thu.
Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng các thương hiệu nước ngoài hiện phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng từ các đối thủ Trung Quốc đã chinh phục thị trường xe hybrid trong nước và đang tham vọng chinh phục các thị trường nước ngoài. Nhờ đầu tư mạnh vào chuỗi cung ứng, Trung Quốc hiện nổi lên là nhà sản xuất xe hybrid có chi phí thấp nhất thế giới.
Tại Mỹ, hầu hết các xe hybrid đều được bán với giá cao hơn từ 1.500 đến 2.000 USD so với các mẫu xe động cơ đốt trong, nhưng ở Trung Quốc, một số xe hybrid được giảm giá nhẹ so với các mẫu xe chạy xăng và có thể rẻ hơn tới 23% so với xe điện thuần túy.
Các nhà phân tích cho biết lợi thế về giá đó đang thúc đẩy người tiêu dùng Trung Quốc chuyển sang sử dụng các mẫu xe hybrid, hoạt động gần giống như xe điện thuần túy khi chúng được sử dụng để đi lại trong thời gian ngắn hàng ngày và tiêu thụ ít xăng.
Ông Xu Min, giáo sư tại Viện phương tiện thông minh thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, cho biết: “Mọi người ngày càng chấp nhận rằng một chiếc ô tô có thể được trang bị cả động cơ đốt trong và môtơ điện vì chúng có tính bổ sung cao cho nhau. Ở những địa hình động cơ xăng có hiệu suất thấp, chúng ta có thể bù đắp bằng động cơ điện”.
Dữ liệu ngành cho thấy hai loại xe hybrid là PHEV và EREV đang được săn đón với tổng doanh số của chúng tăng 85% và vượt xa mức tăng trưởng 14% của doanh số bán xe điện thuần túy trong năm nay.
PHEV (Xe điện lai cắm sạc) là xe có động cơ điện (thường 2 cái) và xăng hoạt động độc lập hoặc kết hợp, bình được nạp thông qua sạc, thắng hoặc động cơ xăng. EREV là xe thuần điện, chạy nhờ động cơ điện nhưng được trang bị thêm động cơ xăng nhỏ (APU - auxiliary power unit) chỉ để phát điện trong trường hợp xe gần hết bình. PHEV có thể được dẫn động trực tiếp bằng động cơ điện hoặc động cơ xăng. EREV có bộ pin lớn hơn và chỉ chạy bằng điện, với động cơ xăng đóng vai trò là nguồn dự phòng để sạc lại pin khi pin sắp hết. |
Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), mức độ phổ biến của những chiếc xe hybrid này mạnh đến mức phân khúc này hiện lớn bằng một nửa thị trường xe điện thuần túy và chiếm 12% tổng doanh số bán xe chở khách.
Li Auto, nhà bán xe hybrid phổ biến nhất ở Trung Quốc, có hàng nghìn khách hàng đang chờ giao những chiếc SUV cỡ lớn mới, trái ngược hoàn toàn với nhiều thương hiệu khác đang vật lộn với lượng hàng tồn kho chưa bán được.
Ông Yale Zhang, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Automotive Foresight, cho biết: “Những chiếc EREV là lựa chọn tốt nhất cho những người lái xe Trung Quốc muốn một giải pháp để giải quyết nỗi lo về quãng đường lái xe, tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn, tính năng lái xe thông minh hơn và giá thấp hơn”.
Trên thị trường PHEV, BYD đã củng cố vị thế là công ty chiếm ưu thế nhất, với 8 trong số 10 mẫu xe plug-in hybrid bán chạy nhất ở Trung Quốc trong số các sản phẩm của mình.
Sự phổ biến ngày càng tăng của PHEV và EREV từ các công ty Trung Quốc, vốn thống trị top 10 mẫu EREV hoặc PHEV bán chạy nhất, không chỉ ảnh hưởng đến doanh số bán xe chạy xăng mà còn cả xe hybrid xăng (HEV), một phân khúc mà Toyota tiên phong với Prius vào cuối năm nay.
HEV có động cơ xăng chính, kết hợp với động cơ điện (để tối ưu hiệu suất), không cắm sạc, pin được sạc nhờ năng lượng thu hồi khi thắng hoặc động năng do động cơ xăng tạo ra. |
Doanh số bán xe HEV tại Trung Quốc, nơi Toyota vẫn thống trị với 4 mẫu xe bán chạy nhất, giảm 15%, trong khi doanh số bán xe chạy xăng giảm 11%, cho thấy những thách thức tiềm tàng mà các nhà sản xuất ô tô nước ngoài phải đối mặt.
HEV sử dụng xăng cho hệ thống truyền động chính và đi kèm với một bộ pin tương đối nhỏ được sạc lại trong quá trình phanh và sử dụng làm nguồn điện phụ. Doanh số bán loại xe này sụt giảm ở Trung Quốc một phần là do chính sách của chính phủ ưu tiên xe hybrid chạy bằng pin bằng cách đưa ra các biện pháp cắt giảm thuế cho xe điện, PHEV và EREV.
Năm 2017, hãng xe Mỹ General Motors (GM) đã tung ra Buick Velite 5 là mẫu xe hybrid phạm vi mở rộng đầu tiên ở Trung Quốc, hai năm trước đó Li Auto bắt đầu sản xuất số lượng lớn.
Nhưng đó là một cuộc thử nghiệm thất bại của GM khi doanh số của hãng chỉ nhỉnh hơn 4.000 chiếc và GM vào năm 2020 đã phải tạm dừng bán hàng. Ngược lại, Li Auto đã bán được 244.225 chiếc EREV trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 vừa qua.
Sự lép vế của những hãng như GM và Toyota là một lời nhắc nhở rõ ràng về các mối đe dọa ngày càng tăng do các đối thủ Trung Quốc hiện đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu để tăng trưởng.
BYD đang mở rộng doanh số bán PHEV ra nước ngoài, cung cấp các dòng xe Han, Qin và Song ở Mỹ Latinh, nơi có ít cơ sở hạ tầng sạc hơn.
Stellantis đang đầu tư 1,6 tỷ USD vào Leapmotor và quan tâm đến việc đưa xe hybrid EREV của đối tác Trung Quốc đến châu Âu.
Chia sẻ với Reuters, đại diện của Stellantis cho hay họ không loại trừ khả năng hợp tác với Leapmotor về các sản phẩm công nghệ năng lượng mới.
Tuy nhiên, một giáo sư tại Đại học Jiao Tong lưu ý rằng sự khác biệt về nhu cầu lái xe giữa các thị trường có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ô tô Trung Quốc.
Ví dụ, ở Bắc Mỹ, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm những chiếc xe có mã lực lớn khiến xe HEV trở nên phổ biến hơn.
Dù vậy, vẫn còn một số người hoài nghi về tương lai lâu dài của HEV. Ông Bill Russo, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Auto Mobility có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết: “Động cơ hybrid thông thường (HEV) đang thổi sức sống vào một bệnh nhân sắp chết, chính là động cơ xăng”.
Xem thêm >> Nga thừa nhận nền kinh tế từng đứng trên bờ vực sụp đổ
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.