'Không giữ tiền mặt': Thông điệp toàn cầu ứng vào chứng khoán Việt

Thu An - 12/02/2024 23:31 (GMT+7)

(VNF) - Các tổ chức phân tích nhận định việc lãi suất hạ nhanh xuống thấp như hiện tại sẽ kích thích dòng tiền chuyển qua tìm cơ hội đầu tư trên các kênh tài sản. Thông điệp "không giữ tiền mặt" của thế giới đang đúng với cả Việt Nam.

VNF
(Ảnh minh hoạ)

Thông điệp “Không giữ tiền mặt”

Theo Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư SGI (SGI Capital), tình hình vĩ mô đầu năm 2024 của Việt Nam vẫn đang tiếp diễn các xu hướng lớn là lãi suất giảm và tỷ giá ổn định. Mặt bằng lãi suất huy động và cả cho vay bắt đầu xuống mức thấp hơn cả giai đoạn đáy Covid-19 năm 2021. SGI Capital cho rằng chưa bao giờ lãi suất tiền gửi VND hạ nhanh và xuống mặt bằng thấp như hiện tại.

“Điều này chắc chắn sẽ kích thích một lượng tiền đáo hạn chuyển qua tìm cơ hội đầu tư trên các kênh tài sản. Lãi suất vay giảm nhanh cũng kích hoạt lại nhu cầu vay phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Chúng tôi thấy rằng, thông điệp chung mà các ngân hàng đầu tư toàn cầu gửi khách hàng năm nay là “không giữ tiền mặt” đang đúng cả với Việt Nam”, các chuyên gia của SGI Capital nhận định.

Sau những giai đoạn thận trọng cuối năm 2023, thị trường chứng khoán năm 2024 đã có những tín hiệu khởi sắc được dẫn dắt bởi nhóm ngân hàng. Kết quả kinh doanh quý IV/2023 đã cho thấy bức tranh chung ngành ngân hàng bước dần qua giai đoạn khó khăn nhất với vùng đáy NIM, đỉnh nợ xấu và trích lập dự phòng đã được xác lập với các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần lành mạnh.

Ở vùng định giá rẻ lịch sử như cuối 2023, SGI Capital cho rằng, không khó để cổ phiếu ngành này được thị trường định giá lại cho một triển vọng năm 2024 tích cực hơn.

“Cho dù bối cảnh chung đang là thuận lợi cho thị trường chứng khoán khi lãi suất hạ thấp và phục hồi tăng trưởng đồng pha ở nhiều ngành nghề do hiệu ứng nền so sánh 2023 thấp, chúng tôi nhận thấy định giá của nhiều cổ phiếu đã tiệm cận thậm chí vượt quá định giá trung bình dài hạn. Bản thân VN-Index khi vượt qua 1.200 điểm cũng đã về lại gần vùng định giá trung bình lịch sử khi P/E lên 14,x và P/B 1,9 lần”, các chuyên gia của SGI Capital cho hay.

Theo đó, mức định giá này đang phản ánh kỳ vọng phục hồi tăng trưởng ở nhiều cổ phiếu. Hiệu quả đầu tư sẽ chỉ tới khi các kỳ vọng này thành hiện thực.

Ngược lại, khi định giá đã tăng, những câu chuyện kỳ vọng thái quá và sai lệch sẽ trở thành cạm bẫy với nhà đầu tư trong năm nay. SGI Capital nhận định thị trường chứng khoán năm 2024 sẽ là một môi trường rất phân hóa.

Cơ hội tích luỹ cổ phiếu DN đầu ngành

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), VN-Index đã có một khởi đầu tích cực cho năm 2024 với mức tăng 3% trong tháng 1, dòng tiền bắt đầu có sự tập trung ở ngành ngân hàng, hỗ trợ đáng kể bởi sự quay trở lại của nhóm nhà đầu tư nước ngoài cùng với sự tăng trưởng 22% của lợi nhuận quý IV/2023.

Sau khi phản ánh diễn biến của lợi nhuận quý IV/2023, định giá P/E trượt của VN Index điều chỉnh về mức 13,6 lần, thấp hơn 10% so với mức 15 lần của đỉnh hồi tháng 9/2023.

Theo VDSC, thị trường sẽ tạm bước vào giai đoạn trống thông tin sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2023. Cùng với hiệu ứng của kỳ nghỉ Tết nguyên đán, VDSC không kỳ vọng thị trường có biến động mạnh trong tháng 2. Tuy nhiên, luồng thông tin về mùa ĐHCĐ với các kế hoạch kinh doanh mới cho năm 2024 nhiều khả năng sẽ giúp thị trường sôi động hơn trong nửa cuối tháng 2.

Ở chiều ngược lại, VDSC cho rằng rủi ro giảm sâu của thị trường là hạn chế nhờ định giá các ngành vốn hóa lớn là tương đối rẻ, cùng với đó là xu hướng bán ròng của khối ngoại có thể tạm thời chấm dứt và lượng tiền gửi nhà đầu tư đang chờ để tham gia lại thị trường có xu hướng tăng.

VDSC nhận định vùng dao động kỳ vọng của VN-Index trong tháng 2 là 1.160 – 1.200 điểm.

Sau kết quả kinh doanh quý IV/2023, với mức tăng trưởng lợi nhuận 12 tháng liên tiếp đạt 7% so với cuối quý III/2023, VDSC cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đã bắt đầu hồi phục từ giữa năm 2023.

Kỳ vọng vào hiệu quả từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng cường giải ngân đầu tư công trong năm 2023 sẽ được minh chứng rõ ràng hơn trong năm 2024. Với PE toàn thị trường ước tính ở mức 13,6, thấp hơn so với mức tiệm cận 14 cuối năm, thị trường dự kiến ít chịu áp lực từ nhà đầu tư nước ngoài, mở ra cơ hội cho nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu đầu ngành với tiềm năng phục hồi cao.

Cho quý I/2024, VDSC cho rằng câu chuyện giá một số loại nông sản tiếp tục hạ nhiệt có thể là chủ đề có thể quan tâm. Xu hướng giảm tiếp diễn của giá sữa bột hay đậu nành có thể giúp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm và đồ uống cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng trong nước dường như đang “chững lại” để chờ những thay đổi mới trong chính sách bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

(VNF) - Chính phủ Campuchia đã chính thức đổi tên Đường vành đai 3 ở Phonm Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” để vinh danh Chủ tịch nước Trung Quốc, người đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc.

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

(VNF) - Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

(VNF) - Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường 48.500 lượng vàng, tương ứng với 1,8 tấn, thế nhưng giá vẫn không ngừng tăng, lên ngưỡng 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt nhẫn trơn vẫn khan nguồn cung, vậy với nhà đầu tư cá nhân thì có nên “lướt sóng” trong cơn sốt này

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

(VNF) - Trong bối cảnh cả nước ngày càng xuất hiện nhiều vụ mất tiền trong tài khoản, việc bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng Quảng Nam.

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

(VNF) - Manulife, một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lâu đời và lớn nhất thế giới, đang cho thấy sức sống mạnh mẽ và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của một “cỗ máy” 137 tuổi trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

(VNF) - Trải qua giai đoạn sốt nóng cực độ (2006 -2007), thị trường bất động sản Việt Nam đã bất ngờ đảo chiều trong năm 2008, khởi đầu cho một thời kỳ u ám kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp địa ốc lao đao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng tạo điều kiện cho một lớp doanh nghiệp vươn lên, trở thành những cái tên hàng đầu.