Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tuyên bố thỏa thuận đã đạt được trong giờ đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh mà ông chủ trì ở Brussels, Bỉ.
“Chúng tôi có một thỏa thuận bảo đảm nguồn tài trợ ổn định, dài hạn, có thể dự đoán được cho Ukraine và chứng minh rằng EU đang đứng đầu và chịu trách nhiệm hỗ trợ Ukraine”, ông Michel tuyên bố trên mạng xã hội X.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hoan nghênh đây là một quyết định “rất quan trọng”. “Việc EU tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine sẽ tăng cường sự ổn định kinh tế và tài chính lâu dài, điều này không kém phần quan trọng so với hỗ trợ quân sự và áp lực trừng phạt đối với Nga”, ông Zelenskyy chia sẻ.
Nhiều nhà quan sát cho rằng việc Hungary dỡ bỏ quyền phủ quyết nhanh chóng đến mức gây ngạc nhiên. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels vào giữa tháng 12/2023, Hungary đã phủ quyết việc tăng ngân sách nhiều năm của EU trong giai đoạn 2024-2027, bao gồm 50 tỷ euro hỗ trợ tài chính vĩ mô cho Kiev.
Trong khi đó, 26 thành viên còn lại đã đồng ý gói viện trợ khủng này. Họ cũng đồng ý đưa Ukraine trở thành thành viên EU, điều mà Thủ tướng Hungary Orbán Viktor miễn cưỡng chấp nhận.
Mới đây, Financial Times trích dẫn một tài liệu do các quan chức châu Âu chuẩn bị cho thấy Brussels đã vạch ra một chiến lược nhằm vào "điểm yếu kinh tế" của Hungary, gây nguy hiểm cho đồng tiền nước này và khiến niềm tin của nhà đầu tư sụp đổ trong nỗ lực gây thiệt hại cho "mảng việc làm và tăng trưởng kinh tế" nếu Budapest từ chối xem xét lại quan điểm của mình.
“Nếu không có thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh vào ngày 1/2 tới, người đứng đầu các quốc gia và chính phủ khác sẽ công khai tuyên bố điều này trước hành vi thiếu tính xây dựng của Thủ tướng Hungary”, tờ báo trích dẫn tài liệu cho biết.
Nếu không có tiền của EU, các công ty châu Âu và quốc tế có thể ít quan tâm đến việc đầu tư vào Hungary hơn. Các chuyên gia cho rằng “hình phạt” như vậy có thể nhanh chóng khiến thâm hụt ngân sách của Budapest gia tăng hơn nữa.
"Tài liệu của Hội đồng EU nêu ra những điểm yếu về kinh tế của Hungary, bao gồm thâm hụt ngân sách nhà nước rất cao, lạm phát rất cao, đồng tiền yếu và tỷ lệ thanh toán nợ chiếm tỷ lệ cao nhất trong GDP. Điều đó giải thích vì sao vấn đề việc làm lại phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ nước ngoài dựa trên mức tài trợ cao của EU", bài báo viết.
Trước khi hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra, các lãnh đạo thành viên đã gia tăng áp lực lên ông Orban, nhắn nhủ rằng ông buộc phải đưa ra lựa chọn trước thách thức Nga đang đặt ra.
Một quan chức EU cho biết các nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng cơ quan điều hành của khối, Ủy ban châu Âu, sẽ đề xuất xem xét lại ngân sách trong hai năm, nếu thấy cần thiết. Quan chức này cho biết thêm, việc xem xét như vậy sẽ không bao gồm cơ hội phủ quyết trong tương lai.
Xem thêm >> EU đã tìm ra cách dùng tài sản của Nga để tái thiết Ukraine
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.