Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo đó, những thành viên nghị viện này muốn viện dẫn Điều 7 trong luật của Liên minh châu Âu (EU) cho phép khối đình chỉ một thành viên vì “liên tục vi phạm” các giá trị của khối như nhân quyền, dân chủ, bình đẳng và pháp quyền.
Theo luật, nếu ít nhất 1/3 số thành viên của Ủy ban châu Âu và 2/3 trong Nghị viện gồm 705 thành viên đồng ý thì sẽ có thể đình chỉ các quyền của một thành viên, bao gồm cả quyền bỏ phiếu trong Hội đồng châu Âu.
Nghị sĩ Petri Sarvamaa của Phần Lan chính là người đưa ra bản kiến nghị vào đầu tuần này và cho đến nay đã thu thập được 120 chữ ký, theo chia sẻ của ông trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter).
Ông Sarvamaa đã cáo buộc Thủ tướng Hungary Viktor Orban lấy việc EU viện trợ cho Ukraine làm “con tin” để ra điều kiện với khối này. Theo ông Sarvamaa, tước bỏ các quyền biểu quyết của Hungary là “cách duy nhất để bảo vệ các giá trị của Liên minh châu Âu và đảm bảo hoạt động của các quá trình ra quyết định”.
“Nó cũng sẽ gửi một thông điệp tới tất cả các quốc gia thành viên rằng EU sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành vi vi phạm pháp quyền nào hoặc phá vỡ nguyên tắc hợp tác chân thành. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là bảo vệ lối sống và nền dân chủ của châu Âu”, ông Sarvamaa nhấn mạnh thêm.
Ông Sarvamaa tuyên bố: “Trên hết, chúng tôi muốn duy trì khả năng ra quyết định của EU trong những thời điểm khó khăn này, khi cần có các quyết định chung, chẳng hạn như để hỗ trợ Ukraine”.
Trong khi văn bản của nghị quyết thực tế chống lại Hungary vẫn đang được đàm phán, ông Sarvamaa cho biết “rất có thể” Điều 7 “sẽ được đưa vào dưới một hình thức nào đó”. Điều khoản này chưa bao giờ được viện dẫn trong lịch sử của khối.
Sáng kiến của ông Sarvamaa được đưa ra khi EU và Thủ tướng Hungary Orban đang đàm phán tìm cách thống nhất gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro (54,6 tỷ USD) cho Ukraine.
Thủ tướng Hungary Orban cho tới nay là người thẳng thắn chỉ trích chính sách Ukraine của EU, nhấn mạnh rằng khối này nên nỗ lực vì hòa bình thay vì ủng hộ Kiev vô điều kiện trong cuộc xung đột với Moscow. Chính phủ của ông đã từ chối gửi vũ khí đến Ukraine hoặc cho phép quá cảnh qua Hungary.
Ông cũng chỉ trích các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga, nói rằng những biện pháp hạn chế này cũng gây tổn hại cho nền kinh tế của khối.
Hungary mới đây đã chặn gói viện trợ trị giá 50 tỷ Euro (55 tỷ USD) cho Kiev, dự kiến sẽ được giải ngân từ năm 2024 đến năm 2027, đồng thời chỉ trích quyết định của EU đóng băng hàng tỷ ruro hỗ trợ cho Budapest.
Ở động thái liên quan, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel hồi tuần trước đã thông báo rằng ông sẽ tranh cử trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) trong năm nay, nghĩa là ông sẽ rời bỏ chức vụ hiện tại nếu giành chiến thắng.
Theo Politico, nếu các nhà lãnh đạo EU không nhanh chóng tìm được người thay thế, vị trí Chủ tịch Hội đồng châu Âu về cơ bản sẽ do Thủ tướng Hungary Orban, quốc gia sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu vào cuối năm nay, đảm nhận.
Theo quy định của EU, Hungary sẽ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12.
Xem thêm >> Ông Putin: Châu Âu nên nghĩ ngày mai ăn gì, mặc gì thay vì đe doạ Nga
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.