Kiến thức tiền ảo: Thế nào là Token tiện ích và Token cổ phần?

Đại Phong - 13/08/2018 15:52 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2017 vừa qua chứng kiến bước ngoặt đầy triển vọng cho các dự án ICO (dự án gọi vốn bằng tiền điện tử).

VNF
Kiến thức tiền ảo: Thế nào là Token tiện ích và Token cổ phần?

Trong số 10 nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư để chọn tham gia vào ICOs, có một thuật ngữ chiếm đến 40% sự quan tâm của họ, đó chính là Token (theo khảo sát của Blockchain Review). 

Nắm giữ token, cũng như tiền điện tử, là một khoản đầu tư cực kỳ mạo hiểm. Biến động khôn lường, thay đổi chóng mặt, những dự án đầy rủi ro - có quá nhiều vấn đề để nhà đầu tư phải lo lắng. Trước làn sóng đó, một vài token thậm chí được coi là một tài sản chứng khoản và tất yếu phải chịu sức ép từ pháp luật.

Vào tháng 7/2017, SEC (Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ) đã đưa ra một cuộc điều tra và kết quả cho thấy, DAO token được công nhận là một tài sản chứng khoán (security) và theo đó, một vài token khác cũng có thể được phân loại là chứng khoán và trở thành một chủ thể của pháp luật.

Thế nào là Token cổ phần (security token) và Token tiện ích (utility token)?

Security token là một dạng hợp đồng đầu tư trong đó, người sở hữu kỳ vọng vào sự sản sinh các khoản lợi nhuận trong tương lai như cổ tức, lợi tức từ doanh thu, hoặc phổ biến nhất là ăn chênh lệch giá. Một số dự án ICO sử dụng security token như một khoản tài trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận, bằng cách đóng góp vào đó Bitcoin hoặc Ethereum. Tuy nhiên, hình thức này lại không đem đến sự bảo đảm về mặt pháp lý cho nhà đầu tư.

Nhiều người cho rằng token cổ phần sẽ trở thành loại token ICO chiếm ưu thế hơn cả. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chỉ ra rằng token cổ phần phải tuân thủ các quy định chứng khoán liên bang, và chỉ có vài công ty trang bị đủ tài nguyên để phát hành token tuân thủ tất cả các quy định hiện hành. Do đó, các nhà đầu tư không nên góp vốn vào token cổ phần ICO mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia pháp lý chuyên về luật chứng khoán liên bang.

tZero là token cổ phần

Utility token (còn được gọi là token hoặc app coin) là một công cụ giúp nhà đầu tư tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của ICOs sau khi hoàn thiện. Utility token không được phát hành để phục vụ mục đích đầu tư, do đó, loại token này không có nghĩa vụ tuân theo luật chứng khoán liên bang.  

Ví dụ một token tiện ích là Dacxi (DAC). Trong báo cáo nghiên cứu token Dacxi, các nhà giao dịch nắm giữ Dacxi coin trong tài khoản của mình để được giảm phí giao dịch trên sàn giao dịch và tham gia các tiện ích khác trên nền tảng của Dacxi.

Dacxi là token tiện ích

Token tiện ích không được thiết kế để làm khoản đầu tư. Tuy nhiên, nhiều người góp vốn vào ICO token tiện ích với niềm hy vọng giá trị của token sẽ tăng lên khi nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty tăng lên. Sự biến động giá của token tiện ích có thể so sánh như vé xem sự kiện thể thao vậy.

Giá vé sự kiện thể thao trong tương lai có thể tăng lên nếu một hoặc cả hai đội giành nhiều trận thắng và trở thành ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch. Mặt khác, cùng một tấm vé đó nhưng có thể giảm giá trị nếu một cầu thủ ngôi sao chẳng may bị chấn thương hoặc có một đội chịu chuỗi bàn thua kéo dài.

Cách xác định một token là security hay utility

Để xác định một token là security hay utility, SEC (Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ) sẽ tiến hành đánh giá Howey test (được soạn thảo vào năm 1946) - một bài kiểm tra nhằm giải đáp hai câu hỏi:

Token có được bán như một khoản đầu tư?

Trong trường hợp này, nhà đầu tư mua token để nhận về một khoản lợi nhuận hoặc sự chênh lệch giá trong tương lai, hoặc ít nhất là token cung cấp một giá trị thực tiễn nào đó cho người mua. Do đó, chúng ta có thể xem security token như công ty, khi tiền đi vào từ một phía, chắc chắn sẽ có sản phẩm/ khoản tiền đi ra ở phía bên kia. 

Ai là người chịu trách nhiệm cho khoản đầu tư?

Chúng ta cần phải kiểm tra xem là do chỉ một cá thể, hay cả mạng lưới cùng tạo giá trị cho token. Có thể lấy Amazon là một ví dụ cho việc trách nhiệm tập trung vào một chủ thể hoặc một vài cá nhân trong mạng lưới (đối với lưu trữ đám mây). Ngược lại, một vài nền tảng “phi tập trung” như Storj (một dự án lưu trữ dữ liệu offchain chỉ cho phép người sở hữu truy cập vào dữ liệu của mình) lại phân bổ trách nhiệm cho nhiều bên để lưu trữ file hoặc kiểm tra quyền truy cập vào nền tảng.

Trong trường hợp thứ nhất, người nắm giữ token đóng vai trò là một "nhà đầu tư" chính hiệu, họ đặt toàn quyền quyết định vào tay bộ máy quản lý - những người chèo lái con thuyền và tạo ra sự phát triển cho cả nền tảng. Trong trường hợp thứ hai, những người sở hữu token chính là nhân tố then chốt tạo ra lực mua bán (cung cầu) cho token, qua đó ảnh hưởng trực tiếp lên giá trị token đó. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.