Lãi suất tiết kiệm thấp chưa từng có, ngân hàng cấp tập bơm vốn cho vay

Mai Anh - 10/12/2023 14:35 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi NHNN chia lại 'miếng bánh' tín dụng, các ngân hàng vội giảm lãi suất cho vay mời gọi khách vay tiền. Trong khi đó, Thủ tướng chỉ đạo chấm dứt cho vay tập trung vào doanh nghiệp, dự án sân sau của tập đoàn. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

VNF

NHNN chia lại 'miếng bánh' tín dụng, nhà bank vội vàng gọi khách mời vay tiền

Sau chỉ đạo chia lại "miếng bánh" tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay sâu hơn cũng như có thêm nhiều gói ưu đãi nhằm kích cầu tăng trưởng tín dụng cuối năm 2023.

Nhiều ngân hàng bắt đầu điều chỉnh lãi suất cho vay, hạ xuống vùng đáy mới. Mới đây nhất, ngân hàng Sacombank đã triển khai gói tín dụng sản xuất – kinh doanh trị giá 10.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp với lãi suất từ 3 – 5,5%/năm tùy theo từng kỳ hạn.

Không chỉ với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân cũng đang được hưởng nhiều ưu đãi từ các chương trình hỗ trợ vay vốn vào đợt cuối năm.

Nhiều ngân hàng trong nước như Vietcombank, VietinBank, Techcombank, OCB, VPBank,... đều đang triển khai các gói cho vay mua nhà với lãi suất dưới 8%/năm đối với khoản vay thời hạn trung bình dưới 12 tháng.

>> Xem thêm: NHNN chia lại 'miếng bánh' tín dụng, nhà bank vội vàng gọi khách mời vay tiền

'Chấm dứt cho vay tập trung vào doanh nghiệp, dự án sân sau của tập đoàn'

Ngày 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái, hoặc thuộc sân sau của tập đoàn dễ làm mất an toàn và lành mạnh của ngân hàng.

>> Xem thêm: 'Chấm dứt cho vay tập trung vào doanh nghiệp, dự án sân sau của tập đoàn'

Ngân hàng siết nợ resort, bến du thuyền

Các ngân hàng trong thời gian vừa qua liên tục phát đi thông tin đấu giá các khoản nợ với tài sản đảm bảo là bất động sản du lịch có giá trị lớn lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Đáng nói, các bất động sản này đã được ngân hàng phát mãi nhiều lần nhưng vẫn chưa có người mua. 

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) là một trong các nhà băng có nhiều thông báo đấu giá khoản nợ và tài sản đảm bảo nhất hiện nay, trong đó bao gồm không ít các dự án du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng lớn

>> Xem thêmNgân hàng siết nợ resort, bến du thuyền: 'Đại hạ giá' ế vẫn hoàn ế

Nhà máy điện gió đầu tiên tại Việt Nam bị ngân hàng siết nợ

Agribank đang tìm tổ chức đấu giá khoản nợ hơn 1.205 tỷ đồng của Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Việt Nam. Khoản nợ này được đảm bảo bằng toàn bộ công trình xây dựng Nhà máy Phong Điện 1 - Bình Thuận.

Khoản nợ của REVN tại Agribank đã rơi vào nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn.

Phong Điện 1 - Bình Thuận là nhà máy điện gió đầu tiên tại Việt Nam, do REVN đầu tư với tổng vốn 2.000 tỷ đồng, gồm hai giai đoạn (80 tuabin). Dự án này đã hoàn thành ở giai đoạn 1, gồm 20 tuabin gió tổng công suất 30 MW, phát điện từ năm 2009. Song dự án giai đoạn 2 không kịp hoàn thành phát điện trước hạn tháng 11/2021 để hưởng cơ chế giá ưu đãi (FIT).

>> Xem thêmNhà máy điện gió đầu tiên tại Việt Nam bị ngân hàng siết nợ

               "Dấu ấn" Agribank tại dự án Phong điện 1 - Bình Thuận. (Ảnh: REVN).

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp gấp 3 lần ngân hàng

Trong khi lãi suất tiết kiệm giảm nhanh và liên tục thì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn duy trì ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất 13-14%/năm, gấp 2-3 lần lãi ngân hàng.

Song Bộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, cần thận trọng khi đầu tư TPDN và cần 'chọn mặt gửi vàng' để tránh những rủi ro. Lãi suất càng cao thì áp lực trả lãi càng lớn. Khi áp lực trả lãi lớn thì những doanh nghiệp phát hành trái phiếu càng có nguy cơ rủi ro vỡ nợ.

>> Xem thêmLãi suất TPDN gấp 3 lần ngân hàng: Bài học vỡ nợ vẫn còn 'nóng hổi'

Fitch nâng xếp hạng tín dụng Việt Nam nhờ FDI tăng 'mạnh mẽ'

Ngày 8/12, cơ quan xếp hạng Fitch Ratings thông báo đã nâng hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (Long-term Issuer default ratings - IDR) của Việt Nam từ mức BB lên BB+, với triển vọng ổn định.

Theo Fitch, "việc nâng hạng phản ánh triển vọng tăng trưởng trung hạn thuận lợi của Việt Nam, được củng cố bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ". Cơ quan này cũng kỳ vọng nguồn FDI của Việt Nam tăng trưởng trong thời gian tới sẽ tiếp tục củng cố các chỉ số tín dụng.

>> Xem thêmFitch nâng xếp hạng tín dụng Việt Nam nhờ FDI tăng 'mạnh mẽ'

Ngân hàng mở: Thanh toán mọi hóa đơn chỉ cần 1 app

Open Banking hay còn gọi là ngân hàng mở là thuật ngữ dùng để chỉ một mô hình tài chính - ngân hàng, trong đó, các dữ liệu được chia sẻ và trao đổi trong hệ sinh thái tài chính.

Nói một cách dễ hiểu, các ngân hàng mở có thể cung cấp các dịch vụ tài chính của mình trên các ứng dụng khác như Grab, Shopee hay trên nhiều ứng dụng Fintech khác thay vì chỉ gói gọn riêng ứng dụng của ngân hàng mình.

Ngân hàng mở là xu hướng tất yếu trong thời kỳ công nghệ 4.0 và Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng vốn có, ngân hàng mở tại Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

>> Xem thêmNH mở kho dữ liệu cho hàng trăm đối tác: Thanh toán mọi hóa đơn chỉ cần 1 app

Chỉ trong tháng 12/2023, các ngân hàng cần cho vay ra 638.000 tỷ đồng

Số liệu vừa được NHNN công bố cho thấy, đến ngày 30/11/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022, thấp hơn so với cùng kỳ các năm.

Trước đó, NHNN cho biết, tính đến ngày 22/11/2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 8,21%.

Như vậy, chỉ trong hơn 1 tuần cuối tháng 11, quy mô tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng thêm gần 1%, tương đương tăng hơn 112.000 tỷ đồng. Trong tháng 12, dư địa cho vay của các ngân hàng là gần 638.000 tỷ đồng.

>> Xem thêmChỉ trong tháng 12/2023, các ngân hàng cần cho vay ra 638.000 tỷ đồng

Lãi tiết kiệm giảm sâu chưa từng có, thấp nhất chỉ còn 2,4%/năm

Lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm nhanh và mạnh khiến nhiều người gửi tiền bị sốc. Gửi tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank hiện chỉ nhận lãi suất 2,4%/năm; kỳ hạn 12 tháng về mức thấp nhất lịch sử là 4,8%/năm. Nhiều ngân hàng tư nhân niêm yết thấp hơn cả nhóm Big4.

Mặc dù lãi suất huy động đang về vùng thấp nhất lịch sử song tín dụng vẫn tăng rất chậm, do cầu vay vốn của nền kinh tế yếu.

>> Xem thêmLãi tiết kiệm giảm sâu chưa từng có, thấp nhất chỉ còn 2,4%/năm

NHNN bơm trả toàn bộ tiền hút qua tín phiếu, lãi suất liên ngân hàng thấp kỷ lục

Hôm 6/12 là ngày đáo hạn của lô tín phiếu cuối cùng trong đợt phát hành vừa qua của NHNN với quy mô 5.000 tỷ đồng. Như vậy, toàn bộ lượng tiền NHNN đã hút về qua kênh tín phiếu sẽ quay trở lại hệ thống.

Lượng lớn tín phiếu đáo hạn đã góp phần hỗ trợ đà giảm của lãi suất liên ngân hàng trong thời gian gần đây. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã về vùng thấp kỷ lục.

>> Xem thêm: NHNN bơm trả toàn bộ tiền hút qua tín phiếu, lãi suất liên ngân hàng thấp kỷ lục 

Cùng chuyên mục
Tin khác