'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thị trường tăng giá cổ phiếu dài nhất trong lịch sử đã kết thúc bằng sự lao dốc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng coronavirus, chỉ vài tuần sau lần sinh nhật lần thứ 11 của nó.
Sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán (TTCK) bắt đầu vào giữa tháng 2, diễn ra chóng vánh với mức giảm 20% từ đỉnh.
Sự phục hồi cũng diễn ra nhanh chóng. Chỉ số S&P 500 đã tăng 30% kể từ mức thấp nhất trong tháng 3, nghĩa là "thị trường gấu" đã kết thúc về mặt kỹ thuật ngay giữa cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.
Sự phục hồi này có thể kéo dài? Để trả lời điều đó, chúng ta cần so sánh sự hỗn loạn của năm nay với các vụ khủng hoảng trong quá khứ.
Hoa Kỳ đã ghi nhận khoảng 27 "thị trường gấu" kể từ năm 1880, 12 trong số đó là trong thời kỳ hậu chiến. Nhưng chúng không giống nhau. Tôi xếp chúng vào 3 loại. Đầu tiên là "thị trường gấu" gây ra bởi sự đổ vỡ trong cấu trúc kinh tế, thường là bong bóng tài chính vỡ, xuất hiện nhiều nhất khi ngân hàng và bất động sản sụp đổ gây ra sự mất mát tài sản ở khu vực tư nhân.
Thứ hai là "thị trường gấu" theo chu kỳ - loại phổ biến nhất trong thời kỳ hậu chiến - thường xuất hiện bởi kỳ vọng lạm phát và lãi suất tăng. Thứ ba là "thị trường gấu" xuất hiện bởi sự kiện, được kích hoạt bằng yếu tố "một lần" như chiến tranh, cú sốc giá dầu hay khủng hoảng thị trường mới nổi.
Mỗi loại lại ghi nhận diễn biến khác nhau. Các "thị trường gấu" gây ra bởi sự đổ vỡ trong cấu trúc kinh tế khiến TTCK giảm trung bình 60%, thường kéo dài khoảng 3 năm rưỡi và mất khoảng một thập kỷ để trở về điểm xuất phát danh nghĩa.
"Thị trường gấu" theo chu kỳ chịu tác động nhẹ nhàng hơn với mức giảm khoảng 30%, kéo dài từ 2 đến 2 năm rưỡi và mất khoảng 4 năm để phục hồi.
Các "thị trường gấu" theo sự kiện thường có mức độ tương tự như "thị trường gấu" theo chu kỳ - rất giống với lần lao dốc vừa qua - nhưng sự điều chỉnh diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn, trung bình 9 tháng và cũng có xu hướng phục hồi nhanh hơn, trung bình trong vòng 15 tháng.
Vậy hôm nay chúng ta ở đâu? Có vẻ giống như một "thị trường gấu" theo sự kiện về mặt nguyên nhân, nhưng không có lịch sử để đối chiếu tác động. Ví dụ, sự sụp đổ năm 1987 cũng xảy ra theo sự kiện và gây sốc vào thời điểm đó nhưng không giống hoàn cảnh hiện tại.
Cú sốc kinh tế từ đại dịch lớn hơn bất kể những gì đã xảy ra trước đây, nhưng phản ứng chính sách cũng vậy. Chính sách tiền tệ đã phá vỡ những khuôn phép cũ, tốc độ và quy mô của phản ứng tài chính cũng rất táo bạo và độc đáo.
Những hành động này đã làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư bằng cách hạn chế tác động thứ hai và thứ ba của việc đóng cửa nền kinh tế. Tỷ lệ lây nhiễm virus cũng đã cải thiện, cùng với các yếu tố trên, đã giúp TTCK ghi nhận cuộc "nổi dậy" ấn tượng.
Mặc dù cuộc "nổi dậy" này có thể là quá mạnh và quá nhanh so với con đường khó khăn để đi đến trạng thái bình thường, nhưng ít có khả năng cổ phiếu sẽ phá vỡ mức giá thấp trước đó. Sự chú ý chuyển sang những gì chúng ta có thể chờ đợi từ cuộc khủng hoảng này.
Một số chủ đề thú vị xuất hiện. Mức nợ của chính phủ sẽ cao hơn nhiều. Mức tổng nợ trên tổng sản phẩm quốc nội đối với nhiều nền kinh tế có thể sẽ cao như sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Nợ cao, đó là một hình thức vay từ tương lai để hỗ trợ tăng trưởng hiện tại. Trong lịch sử, điều này có nghĩa là một phần thu nhập quốc gia sẽ được phân bổ nhiều hơn để trang trải nợ. Rủi ro có thể đang thấp với mức lãi suất như hiện nay. Nhưng với nhiều công ty đang có nguy cơ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thứ hai trong vòng chưa đầy một thập kỷ, họ có thể sẽ thận trọng hơn và tiết kiệm nhiều hơn và các hộ gia đình cũng tương tự như vậy. Điều này sẽ khiến tăng trưởng chậm lại trong dài hạn.
Các chính phủ có thể ít thực thi chính sách "thắt lưng buộc bụng" để giảm nợ, nhưng có xu hướng tăng thuế đối với doanh nghiệp và điều này làm giảm tỷ suất lợi nhuận của họ.
3 kết luận đầu tư có thể được rút ra. Các nhà quản lý quỹ sẽ ưa thích nhóm các công ty tăng trưởng đang ngày càng trở nên khan hiếm. Họ cũng sẽ yêu thích các công ty có khả năng cung cấp cổ tức ổn định. Mức nợ cao hơn cũng sẽ đẩy các nhà đầu tư về phía các công ty có bảng cân đối kế toán mạnh. Ở Mỹ, điều này đã khiến dòng tiền chảy vào 5 công ty hàng đầu - những "người khổng lồ công nghệ" - chiếm 20% vốn hóa TTCK.
Ở châu Âu cũng vậy, mọi thứ đang thay đổi. Công nghệ đáng giá hơn so với ngành dầu mỏ và tương đương với ngành ngân hàng xét về vốn hóa thị trường. TTCK đang thay đổi, phản ánh sự vận động của các yếu tố đang thay đổi nền kinh tế.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.