Lịch sử giá cổ phiếu ACB và những thông tin cần biết

Văn Kiên - 13/01/2022 17:24 (GMT+7)

Giá cổ phiếu ACB biến động khá trồi sụt kể từ khi lên sàn. Kể từ tháng 8 năm 2020, giá cổ phiếu ACB bật tăng rất mạnh.

Lịch sử giá cổ phiếu ACB và những thông tin cần biết

Lịch sử giá cổ phiếu ACB và những thông tin cần biết

Cổ phiếu ACB là của công ty nào?

Cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được giao dịch trên sàn HoSE.

Thông tin khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu

Vốn điều lệ: 27.019.480.750.000 đồng

Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP. HCM

Số điện thoại: (84.28) 3929 0999

Số fax: (84.28) 3839 9885

Website: www.acb.com.vn

Quá trình hình thành và phát triển

Giai đoạn 1993 – 1995: Giai đoạn hình thành ACB; Nguyên tắc kinh doanh là “Quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.”; Hướng về khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân.

Giai đoạn 1996 – 2000:  Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Tham gia chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng: Xây dựng hệ thống mạng diện rộng và vận hành hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện). Tái cơ cấu Hội sở theo hướng phân biệt đơn vị kinh doanh và hỗ trợ. Thành lập Công ty Chứng khoán ACB.

Giai đoạn 2001 – 2005: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, và trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và lắp đặt hệ thống máy ATM.

Giai đoạn 2006 – 2010: Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động: Thành lập mới và đưa vào hoạt động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010. Thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB. Phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008). Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. 

Giai đoạn 2011 – 2015: Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành; trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm, hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (công bố ngày 05 tháng 01 năm 2015), hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.

Năm 2015, ACB hoàn thành các dự án chiến lược như tái cấu trúc kênh phân phối, hình thành trung tâm thanh toán nội địa (giai đoạn 1), hoàn thiện phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và nhân viên Hội sở; đồng thời cho khởi tạo và triển khai các dự án ngân hàng giao dịch (transaction banking), ngân hàng ưu tiên (priority banking), quản lý bán hàng (customer management system), v.v. nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Năm 2016, ACB đã hoàn thành theo tiến độ nhiều hạng mục của các dự án công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống, tiêu biểu như chuyển đổi hệ thống core chứng khoán ACBS; cải tiến các chương trình CLMS, CRM, ACMS, ELM, PASS để hỗ trợ việc tinh gọn quy trình nghiệp vụ; nâng cấp hệ thống các máy ATM, website ACB, gia tăng tiện ích, dịch vụ thanh toán cho khách hàng...

Năm 2019 là năm bắt đầu thực hiện Chiến lược đổi mới ACB giai đoạn 2019 – 2024 mà Hội đồng quản trị thông qua cuối năm 2018. Theo chiến lược này, tầm nhìn của ACB là trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam có khả năng sinh lời cao với chiến lược nhất quán ở ba mảng kinh doanh. Mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa là hai mảng ưu tiên chính, và mảng khách hàng doanh nghiệp lớn là ưu tiên có chọn lọc. Mục tiêu chiến lược là tăng trưởng tổng doanh thu của mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức 20% năm, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, và là một trong các ngân hàng có khả năng sinh lời cao nhất ngành với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu > 20%. Để thực hiện tham vọng này, một kế hoạch chuyển đổi đã được lập ra để quản lý chặt chẽ một tập hợp các dự án chiến lược quan trọng.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu ACB nhất?

Cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu ACB nhất hiện nay là Dragon Financial Holdings Ltd với 186.957.000 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 6,92%. Cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu ACB thứ hai là Estes Investments Ltd với tỷ lệ sở hữu 6,49% và tiếp theo là Standard Chartered Bank với tỷ lệ sở hữu 5,02%.

Lịch sử giá cổ phiếu ACB qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu ACB

Lịch sử giá cổ phiếu ACB

Lịch sử giá cổ phiếu ACB

Giá cổ phiếu ACB biến động khá trồi sụt kể từ khi lên sàn. Từ cuối tháng 1 năm 2021, giá cổ phiếu ACB bắt đầu tăng mạnh và tạo đỉnh ngắn hạn vào tháng 7 năm 2021. Kể từ đó, giá có xu hướng đi ngang cho đến nay.

Giá cổ phiếu ACB cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu ACB cao nhất là 37.950 đồng/cổ phiếu vào ngày 05/07/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu ACB thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu ACB thấp nhất là 4.140 đồng/cổ phiếu vào ngày 06/06/2008 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu ACB hay không?

Tình hình kinh doanh của ACB

Cả năm 2020, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 9.596 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2019. Nhiều mảng kinh doanh có tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong năm qua: lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 121% đạt 166 tỷ; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 13,5 lần đạt 732 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 60% đạt 687 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2021, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 8.968 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu ACB?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu ACB tại ngày 12/01/2022 là 33.100 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 3.310.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của ACB

Chiến lược 5 năm giai đoạn 2019 -2024 của ACB đặt ra mục tiêu tăng trưởng như sau:

Tổng tài sản dự kiến tăng bình quân 15%;

Tiền gửi khách hàng tăng 15%;

Tín dụng tăng 15%;

Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%;

Lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 12% - 20% mỗi năm.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng trong nước dường như đang “chững lại” để chờ những thay đổi mới trong chính sách bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

(VNF) - Chính phủ Campuchia đã chính thức đổi tên Đường vành đai 3 ở Phonm Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” để vinh danh Chủ tịch nước Trung Quốc, người đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc.

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

(VNF) - Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

(VNF) - Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường 48.500 lượng vàng, tương ứng với 1,8 tấn, thế nhưng giá vẫn không ngừng tăng, lên ngưỡng 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt nhẫn trơn vẫn khan nguồn cung, vậy với nhà đầu tư cá nhân thì có nên “lướt sóng” trong cơn sốt này

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

(VNF) - Trong bối cảnh cả nước ngày càng xuất hiện nhiều vụ mất tiền trong tài khoản, việc bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng Quảng Nam.

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

(VNF) - Manulife, một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lâu đời và lớn nhất thế giới, đang cho thấy sức sống mạnh mẽ và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của một “cỗ máy” 137 tuổi trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

(VNF) - Trải qua giai đoạn sốt nóng cực độ (2006 -2007), thị trường bất động sản Việt Nam đã bất ngờ đảo chiều trong năm 2008, khởi đầu cho một thời kỳ u ám kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp địa ốc lao đao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng tạo điều kiện cho một lớp doanh nghiệp vươn lên, trở thành những cái tên hàng đầu.