'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (tên gọi trước đây là khu kỹ nghệ Biên Hòa) được xem là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam.
Theo dữ liệu, vào tháng 6 năm 1961, Bộ Kinh tế của chính quyền Sài Gòn thành lập Uỷ ban nghiên cứu thuộc Trung tâm khuếch trương kỹ nghệ (Sonadezi) chủ trương xây dựng một khu công nghiệp ở Biên Hoà.
Và rồi khu kỹ nghệ Biên Hoà được thành lập theo sắc lệnh số 49/KT ngày 21/5/1963. Địa điểm được chọn là khu đất 376/520ha tại xã Tam Hiệp, xã Long Bình của Biên Hoà. Thời điểm đó, tại vị trí này đã có nhà máy giấy Cogido (thành lập năm 1959).
Địa điểm được chọn xây dựng khu kỹ nghệ có nhiều thuận lợi nằm trên các trục giao thông đường sắt (đường xe lửa Bắc - Nam chạy qua Biên Hoà), đường thuỷ (sông Đồng Nai) và đường bộ huyết mạch như giữa Sài Gòn với miền Trung, vùng cao nguyên Đà Lạt và vùng biển Vũng Tàu.
Mục đích của việc xây dựng khu công nghiệp này được chính quyền Sài Gòn xác định nhằm góp phần phân tán lực lượng công nhân tập trung ở đô thành Sài Gòn, giãn dân đô thị, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp đều khắp, khắc phục sự mất cân đối giữa Sài Gòn và các địa phương; giải quyết việc làm cho người dân quận Đức Tu (tỉnh Biên Hoà).
Cũng có ý kiến cho rằng việc thành lập khu kỹ nghệ Biên Hoà nhằm mục đích quân sự, phục vụ chiến tranh của chính quyền Sài Gòn với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong chiến lược quân sự song song với việc thành lập Tổng kho Long Bình – căn cứ hậu cần lớn nhất của Mỹ ở Nam Đông Dương.
Từ khi xây dựng cho đến năm 1975, khu kỹ nghệ Biên Hoà có 94 nhà máy, xí nghiệp trên diện tích hơn 12 triệu m2. Phần lớn máy móc, trang thiết bị của khu kỹ nghệ khá hiện đại được nhập từ Nhật, Đức, Pháp, Đài Loan…
Các nhà máy, xí nghiệp trong khu kỹ nghệ đi vào hoạt động, thu hút hàng ngàn nhân công. Hoạt động của khu đa dạng hóa với nhiều ngành nghề như: hoá mỹ phẩm, cơ khí và luyện kim, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng.
Năm 1975, chính quyền cách mạng tiếp quản khu kỹ nghệ. Trong tình hình thời gian đầu mới giải phóng, toàn khu kỹ nghệ Biên Hòa chỉ còn 38/94 nhà máy, xí nghiệp hoạt động.
Có nhiều nguyên nhân khiến khu công nghiệp này hoạt động chưa đạt hiệu quả cao như: nhân lực thiếu, nguồn đầu tư không có, nguyên liệu khan hiếm, hạn chế trong chính sách sử dụng bộ máy quản lý, điều hành…
Sau giải phóng miền Nam, khu kỹ nghệ Biên Hoà được đặt tên là khu công nghiệp Biên Hoà 1 và có 76 doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng từ hoá chất, vật liệu xây dựng đến luyện kim, lắp ráp điện tử, máy động lực, hàng tiêu dùng….
Quá trình hình thành và phát triển của khu kỹ nghệ Biên Hoà được đánh giá là một "nguồn vốn" cơ sở có tính chất nền tảng cho Biên Hoà – Đồng Nai phát triển mạnh công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Năm 1990, tỉnh Đồng Nai thành lập Công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hòa (Sonadezi Biên Hoà). Doanh nghiệp này đã đầu tư nguồn vốn, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Biên Hoà 1 (Khu kỹ nghệ lớn nhất Việt Nam trước năm 1975 - trong tình trạng xuống cấp), kêu gọi và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặt cơ sở cho việc phát triển trong giai đoạn mới.
Hiện khu công nghiệp Biên Hoà 1 toạ lạc trên địa bàn phường An Bình TP. Biên Hòa, giáp sông Đồng Nai.
Mỗi ngày, các doanh nghiệp đang hoạt động tại đây xả hơn 9.000m3 nước thải, trong đó, có khoảng 1.000m3 được đấu nối qua khu công nghiệp Biên Hòa II để xử lý, phần còn lại các doanh nghiệp tự xử lý rồi xả trực tiếp ra sông Đồng Nai.
Trước tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng, tại cuộc họp báo 6 tháng đầu năm 2008 vào ngày 25/6, ông Nguyễn Mạnh Văn, Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, cho biết UBND tỉnh đã chấp thuận phương án chuyển đổi công năng thành khu thương mại dịch vụ.
Theo ông Văn, hệ thống xử lý chất thải của khu công nghiệp Biên Hoà 1 chủ yếu đổ ra sông Đồng Nai và đã xuống cấp nghiêm trọng. Đây là một điều hết sức nguy hiểm cho nguồn nước cung cấp cho Đồng Nai và TP. HCM.
Song, việc chuyển đổi công năng là điều không đơn giản khi có hàng trăm doanh nghiệp đóng tại khu công nghiệp này.
Tại buổi làm việc vào tháng 7/2008, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái nhấn mạnh, việc tồn tại của khu công nghiệp Biên Hoà 1 là không còn phù hợp so với yêu cầu hiện tại do không đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
Vì thế, Công ty Sonadezi - chủ đầu tư và quản lý khu công nghiệp Biên Hoà 1, đã có tờ trình kiến nghị với tỉnh và trung ương cho phép chuyển đổi công năng của khu công nghiệp này.
Trong trường hợp khu công nghiệp Biên Hoà 1 được phép chuyển đổi công năng thì tỉnh Đồng Nai sẽ không để bất kỳ nhà đầu tư nào đang có nhà máy hoạt động tại đây bị thiệt thòi và đảm bảo về quyền lợi cho nhà đầu tư khi phải di dời.
Dựa trên đề xuất của tỉnh Đồng Nai, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển đổi công năng, di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1 ra khỏi thành phố Biên Hòa.
Sau đó, Chính phủ tiếp tục đồng ý cho UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề án chuyển đổi khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao Sonadezi khảo sát, xây dựng phương án di dời. Theo tính toán của Sonadezi từ năm 2015, lộ trình thực hiện được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (2015 - 2017) thực hiện chuyển đổi 56ha; giai đoạn 2 (2018 - 2021) chuyển đổi 155ha và giai đoạn 3 (2022 - 2025) chuyển đổi 113ha còn lại. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 15.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhiều năm đã trôi qua, quá trình triển khai gặp nhiều trở ngại và chậm trễ. Hiện hồ sơ chuyển đổi lại phải làm lại từ đầu do chính sách pháp luật đã thay đổi và không còn phù hợp.
Ở một diễn biến mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai bất ngờ cho biết tỉnh đang đẩy nhanh việc hoàn thiện các thủ tục để đề nghị Thủ tướng ban hành quyết định đưa khu công nghiệp Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch KCN của cả nước. Dự kiến, tỉnh sẽ đóng cửa KCN này vào năm 2022.
Hiện tại, khu công nghiệp Biên Hòa 1 có 152 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lao động đang làm việc tại đây là hơn 21.000 người. Ngoài ra, trong phạm vi thực hiện đề án, còn khoảng 300 hộ dân đang sinh sống.
Để thực hiện đề án chuyển đổi công năng này, Đồng Nai sẽ thực hiện di dời tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hộ dân đang sinh sống trong khu vực này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.