'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND tỉnh cho rằng đây là cơ sở pháp lý cần thiết để địa phương thực hiện di dời các doanh nghiệp, chuyển đổi công năng KCN này.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý cho UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề án chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ.
Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sau khi nghiên cứu các quy định, văn bản pháp luật liên quan, tỉnh nhận thấy không có cơ sở pháp lý nào cho việc đóng cửa KCN Biên Hòa 1.
Do đó, để đóng cửa KCN này, Đồng Nai phải thực hiện theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế.
Tháng 8/2019, UBND tỉnh đã có tờ trình gửi Bộ Kế hoạc và Đầu tư thẩm định, tham mưu Thủ tướng ban hành quyết định đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch KCN Việt Nam đến năm 2020.
Thế nhưng, quá trình triển khai tỉnh đã gặp nhiều trở ngại và chậm trễ. Cụ thể, thời điểm UBND tỉnh có tờ trình gửi Bộ thẩm định, tham mưu Thủ tướng là thời điểm Luật Quy hoạch đã có hiệu lực. Do đó, việc đưa KCN Biên Hòa 1 lúc này bắt buộc phải tích hợp vào quy hoạch kinh tế, xã hội của tỉnh.
Để giải quyết vướng mắc trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hướng dẫn Đồng Nai thực hiện việc đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch vào trường hợp cần thiết, cấp bách để áp dụng theo Nghị định 82.
Theo đó, khi đưa vào trường hợp cần thiết, cấp bách, Bộ này sẽ báo cáo Thủ tướng ban hành quyết định đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch KCN Việt Nam trong năm 2020 chứ không thực hiện tích hợp vào quy hoạch tỉnh.
Hiện tại, KCN Biên Hòa 1 có 152 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lao động đang làm việc tại đây là hơn 21.000 người. Ngoài ra, trong phạm vi thực hiện đề án, còn khoảng 300 hộ dân đang sinh sống.
Để thực hiện đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai sẽ thực hiện di dời tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hộ dân đang sinh sống trong khu vực này.
UBND tỉnh Đồng Nai đã giao nhiệm vụ cho Sở Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách chế độ bồi thường, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người lao động và người dân khi thực hiện di dời.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Sở Tài chính vẫn chưa đưa ra được khung chính sách bồi thường, hỗ trợ cụ thể. Nguyên nhân là do việc di dời các doanh nghiệp để đóng cửa một KCN là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nên chưa có các cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ cụ thể.
Trước thực trạng này, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng cùng với việc đề nghị Thủ tướng ban hành quyết định đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch để có cơ sở pháp lý thực hiện đề án, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng phải chủ động thực hiện các nhiệm vụ khác, trong đó có việc dự kiến khung chính sách đền bù, hỗ trợ, thời gian dự kiến di dời.
“Hiên tại dù chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện nhưng phải dự kiến thời gian và thông báo cho các doanh nghiệp chủ động. Không thể để đến lúc có quyết định chính thức đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch mới làm việc với doanh nghiệp thì sẽ bị chậm tiến độ, doanh nghiệp cũng bị động khi thực hiện di dời” lãnh đạo tỉnh đề nghị.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp, việc chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 hiện đang trong thời gian chờ Chính phủ phê duyệt đưa ra khỏi quy hoạch KCN Việt Nam. Sau khi có quyết định của Chính phủ, tỉnh sẽ tiến hành thực hiện các bước tiếp theo của dự án là lập quy hoạch, di dời các doanh nghiệp ra khỏi KCN Biên Hòa 1, lập thủ tục mời gọi đầu tư khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường. Dự kiến khu đất công dự án này sẽ được đưa ra đấu giá và thực hiện theo quy hoạch. Dự án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 có diện tích 335ha, tổng vốn đầu tư theo ước tính ban đầu hơn 15.000 tỷ đồng. Sau khi dự án triển khai sẽ dành gần 20ha để đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính của tỉnh tại đây. KCN Biên Hòa 1 được hình thành sớm nhất ở miền Nam vào năm 1963, nằm ven sông Đồng Nai. Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN được đầu tư nhiều thập niên nên công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai. Do đó, tỉnh kiến nghị Chính phủ cho chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 để bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân Đồng Nai, Bình Dương và TP. HCM. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.