Loạt ông lớn ngành ô tô Trung Quốc nỗ lực ‘trấn an’ châu Âu
Mộc An -
26/09/2023 15:32 (GMT+7)
(VNF) - Trước những động thái cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) liên quan tới xe điện, các tập đoàn sản xuất ô tô Trung Quốc đã có loạt động thái nhằm xoa dịu tình hình.
Loạt tập đoàn ô tô lớn của Trung Quốc thời gian gần đây đã công bố kế hoạch mở nhà máy ở các nước EU.
Cản bước ô tô giá rẻ Trung Quốc
Năm 2022, Trung Quốc sản xuất 7 triệu phương tiện sử dụng năng lượng mới, bao gồm cả xe điện, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Theo một số báo cáo, khoảng 15% trong số này được xuất khẩu sang nước ngoài, trong đó khoảng khoảng 550.000 phương tiện đã được gửi đến châu Âu.
Trong giai đoạn từ tháng 1 tới tháng 7 năm nay, khoảng 450.000 xe điện Trung Quốc đã được xuất khẩu sang châu Âu. Theo ước tính, thị phần của xe điện Trung Quốc tại thị trường châu Âu đạt 8% trong giai đoạn này, tăng từ mức dưới 1% của cả năm 2019.
Khi nền kinh tế châu Âu có dấu hiệu chậm lại, Ủy ban châu Âu (EC) đang tập trung vào phát triển công nghiệp và bảo vệ việc làm, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô, ngành sử dụng lao động lớn ở Đức và Pháp.
Doanh số bán hàng sụt giảm của các nhà sản xuất ô tô châu Âu ở cả châu Âu và Trung Quốc, cùng với những lo ngại về an ninh kinh tế do phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác thương mại duy nhất, đã khiến xe điện Trung Quốc lọt vào tầm ngắm của Brussels.
Chính các lo ngại này đã dẫn tới quyết định mở một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với ô tô điện giá rẻ đến từ Trung Quốc.
Theo quan chức châu Âu, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã được hưởng lợi từ sự chuyển đổi toàn cầu sang xe điện, một xu hướng được ủng hộ mạnh mẽ ở EU, nơi đang tìm cách loại bỏ dần doanh số bán ô tô phát thải carbon dioxide vào năm 2035.
EU ngày càng lo ngại rằng sự hỗ trợ của nhà nước Trung Quốc có nguy cơ làm biến dạng thị trường, gây bất lợi cho các nhà sản xuất ô tô châu Âu, khiến việc làm trong một ngành quan trọng về kinh tế gặp rủi ro.
“Việc thiếu sự có đi có lại và sân chơi bình đẳng từ Trung Quốc, cùng với những thay đổi địa chính trị rộng lớn hơn, đã buộc EU phải trở nên quyết đoán hơn”, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu kiêm Ủy viên Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Valdis Dombrovskis phát biểu tại cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 25/9.
Ngay sau khi EU công bố cuộc điều tra chống trợ cấp đối với ô tô điện, Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận rằng giá xe điện của các nhà sản xuất ô tô của họ có liên quan đến trợ cấp.
Ông Cui Dongshu, tổng thư ký Hiệp hội xe khách Trung Quốc cho biết: “Chính phủ Trung Quốc đã chấm dứt trợ cấp cho các phương tiện sử dụng năng lượng mới vào cuối năm 2022”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 25/9 cũng lên tiếng chỉ trích cuộc điều tra, nói rằng nó sẽ "phá vỡ sự ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp ô tô toàn cầu".
Nỗ lực “trấn an” châu Âu
Loạt tập đoàn ô tô lớn của Trung Quốc thời gian gần đây đã công bố kế hoạch mở nhà máy ở các nước EU. Theo các chuyên gia, các tập đoàn này đang nỗ lực trấn an các nhà chức trách đang ngày càng lo lắng về làn sóng xe điện giá rẻ của Trung Quốc tràn vào thị trường.
Một giám đốc điều hành của SAIC Motor, tập đoàn ô tô lớn nhất Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, cho biết trong tháng này rằng công ty đã bắt đầu quá trình lựa chọn địa điểm cho nhà máy lắp ráp ở châu Âu.
Tại triển lãm ô tô Munich diễn ra tại Đức hồi đầu tháng 9, một lãnh đạo của BYD, nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới, cho biết công ty đang chọn địa điểm để xây một nhà máy tại châu Âu vào cuối năm nay.
Trước đó, chia sẻ với một hãng tin Đức, một trong những tập đoàn ô tô hàng đầu của Trung quốc là Great Wall Motor cho biết công ty này đang cân nhắc xây một nhà máy mới tại Đức, Hungary hoặc Cộng hòa Séc. Trong khi đó, một hãng xe khác là Chery Automobile được cho là đang đàm phán với các quan chức Anh về việc đặt một nhà máy ở đó.
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Xin Guobin, cơ quan giám sát ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi hỗ trợ các công ty Trung Quốc xây dựng các nhà máy tại châu Âu”.
Không chỉ các “ông lớn” trong ngành sản xuất ô tô, xu hướng tương tự đang diễn ra đối với các nhà sản xuất pin và thiết bị xe điện.
Công ty Công nghệ Contemporary Amperex Trung Quốc (gọi tắt là CATL), dẫn đầu thế giới về sản xuất pin năng lượng điện, đã khởi công một nhà máy ở Đức vào tháng 12 năm ngoái và đang xây dựng một nhà máy khác ở Hungary.
Các công ty “đồng hương” khác như Gotion High-tech và SVOLT Energy Technology được cho là đang lên kế hoạch mở cơ sở sản xuất ở Đức,
Theo các chuyên gia, những động thái như vậy có thuyết phục được EU mềm mỏng hơn hay không vẫn chưa rõ ràng. Đặc biệt, Pháp có thể thúc đẩy các biện pháp cứng rắn hơn nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ô tô của mình.
Ngoài ra, nguy cơ Bắc Kinh trả đũa Brussels bằng những hạn chế chặt chẽ hơn đối với ô tô châu Âu cũng là điều có thể xảy ra. Điều đó sẽ buộc Đức, quốc gia có nền kinh tế tương đối phụ thuộc vào Trung Quốc, vào tình thế khó khăn, có khả năng gây chia rẽ trong khối.
(VNF) - Anh và các đồng minh thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang cân nhắc thắt chặt mức giá trần xuất khẩu dầu "vô nghĩa" đang áp lên Nga sau khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sụp đổ.
(VNF) - Mỹ vừa tạm thời miễn thuế “có đi có lại” cho một loạt thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đây không phải là sự nhượng bộ lâu dài. Mức thuế riêng, đang chờ được áp dụng trong vài tháng tới, cho thấy chiến lược “củ cà rốt và cây gậy” của Nhà Trắng vẫn đang vận hành mạnh mẽ với mục tiêu kéo chuỗi cung ứng công nghệ trở lại nước Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc cho rằng việc Mỹ miễn thuế cho một số sản phẩm công nghệ chỉ là “bước nhỏ” trong nỗ lực sửa sai. Nước này kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ hoàn toàn các mức thuế đối ứng, trong đó có mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
(VNF) - Mặc dù sở hữu khối tài sản lên tới hơn 160 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett cho biết bản thân luôn dè sẻn trong các khoản chi tiêu, đặc biệt là đối với bất động sản.
(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.
(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.
(VNF) - Trung Quốc đã trả đũa lệnh áp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125%, Ủy ban Thuế vụ và Hải quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4.
(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo rằng những rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan mới của Mỹ, có thể đặt ra những thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.
(VNF) - Anh và các đồng minh thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang cân nhắc thắt chặt mức giá trần xuất khẩu dầu "vô nghĩa" đang áp lên Nga sau khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sụp đổ.