Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, từng là trụ cột của nền kinh tế, đã suy thoái kể từ năm 2021 khi “gã khổng lồ” bất động sản China Evergrande Group vỡ nợ sau khi chính phủ thắt chặt các khoản vay mới.
Vào thời điểm đó, có ít nhất 65 triệu bất động sản bỏ trống trên cả nước, đủ để chứa toàn bộ dân số Pháp, theo hãng tin Business Insider.
Hãng bất động sản tư nhân lớn nhất nước này là Country Garden mới đây cũng thừa nhận tập đoàn này đang gặp phải khó khăn lớn nhất kể từ khi thành lập.
Một trong những công ty bất động sản hàng đầu của Trung Quốc là Sunac China Holdings cũng vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ, ngay sau khi được các chủ nợ chấp thuận cơ cấu lại khoản nợ trị giá gần 10 tỷ USD.
Việc liên tiếp các tập đoàn bất động sản lớn đứng trước nguy cơ vỡ nợ khiến tâm lý người mua nhà trở nên chán nản.
Dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy tính đến cuối tháng 8, tổng diện tích mặt sàn của các căn nhà chưa bán được đã lên đến 648 triệu m2, tương đương với 7,2 triệu ngôi nhà, theo tính toán của Reuters, dựa trên diện tích nhà trung bình là 90m2.
Theo ước tính của các chuyên gia, con số này chưa tính vô số dự án nhà ở đã được bán nhưng chưa hoàn thành do vấn đề về dòng tiền, hoặc nhiều ngôi nhà được các nhà đầu cơ mua trong đợt phục hồi thị trường gần đây nhất vào năm 2016 vẫn còn trống.
"Hiện nay có bao nhiêu ngôi nhà trống? Mỗi chuyên gia đưa ra một con số rất khác nhau. Người cực đoan nhất tin rằng số lượng nhà trống hiện nay đủ cho 3 tỷ người. Con số ước tính này có thể hơi nhiều, nhưng 1,4 tỷ người có lẽ cũng không thể ở hết số nhà bỏ trống”, ông He Keng, cựu Phó Giám đốc Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc nhận định.
Trung Quốc từ lâu đã dựa vào phát triển bất động sản như một khoản đầu tư an toàn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng điều đó đã tạo ra nguồn cung dư thừa, với vô số dãy nhà cao tầng bị bỏ trống.
Thị trường bất động sản Trung Quốc đã phải trải qua cơn khủng hoảng khi nền kinh tế chững lại. Doanh số bán nhà lao dốc trong khi nhiều nhà phát triển bất động sản phá sản khiến hàng loạt dự án nhà ở nằm “đắp chiếu” và hàng triệu người rơi vào cảnh mất tiền nhưng không có nhà.
Nằm tại một tỉnh xa xôi ở Nội Mông, Ordos hiện được coi là thành phố “ma” lớn nhất Trung Quốc hiện nay.
Năm 2005, thành phố này được đầu tư hàng trăm triệu USD vào bất động sản và cơ sở hạ tầng khác với mục tiêu sẽ trở thành một “thành phố tương lai”, tạo ra một trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị mới.
Tuy nhiên, đến năm 2010, dư thừa nhà ở đã khiến bong bóng đầu tư tại đây vỡ vụn. Thuế bất động sản cao khiến người dân không muốn chuyển tới Ordos sinh sống.
Hầu hết các tòa nhà trong thành phố đều trống rỗng, hoặc chưa hoàn thành. Các căn hộ chung cư đều chưa bán được. Nơi đây được coi là một ví dụ điển hình của hiện tượng nổ “bong bóng” bất động sản tại Trung Quốc.
Những thành phố như Thẩm Dương, ở phía đông bắc đất nước, được coi là điểm nóng mới cho giới siêu giàu Trung Quốc, với những biệt thự hào nhoáng theo phong cách châu Âu. Nhưng dự án phát triển do tập đoàn bất động sản khổng lồ Greenland Group đứng đầu, bắt đầu vào năm 2010, đã bị bỏ dở chỉ hai năm sau đó.
Tại nhiều "thị trấn ma", nhiều người nông dân đã chiếm lấy các khu vực không có người ở, cày xới đất và thả gia súc lang thang quanh những dinh thự trống rỗng.
Xem thêm >> Thương mại Nga - Trung bùng nổ, sắp lập kỷ lục mới
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.