'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Để tận dụng tốt cơ hội mà Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại, một số doanh nghiệp trong nước đã chủ động thực hiện những bước đi táo bạo trong phát triển thị trường, quy mô và hoàn thiện chuỗi giá trị gia tăng. Một trong những thương vụ đầu tư đáng chú ý đầu năm là việc một doanh nghiệp Việt chi 135 triệu USD để thâu tóm hàng loạt trang trại tại Úc.
Thông tin từ Công ty Consolidated Pastoral Company (CPC) cho biết tập đoàn này đã bán 3 trang trại gia súc tại vùng Northern Territory và Western Australia cho Công ty Nông nghiệp sạch và Du lịch Quốc tế (CAIT) đến từ Việt Nam. Do giá trị thương vụ lên đến 135 triệu USD nên cần chờ Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Úc đồng ý. “Bộ máy quản lý và nhân viên của chúng tôi đang trông đợi làm việc với CAIT để tiếp tục vận hành các trang trại và quản lý đất đai”, ông Troy Setter, CEO của CPC, nói.
Được biết, CAIT là thành viên của một tập đoàn thực phẩm ở phía Bắc nước Úc. Nhà đầu tư này tiết lộ sắp tới sẽ tiếp tục đầu tư vào nhiều loại tài sản, đa dạng hóa hoạt động khi tham gia vào các dự án trồng trọt có giá trị cao và những lĩnh vực khác ngoài chăn nuôi gia súc. Hiện nay, Tập đoàn đã phát triển thêm các mảng mới là giáo dục, chăm sóc sức khỏe và thảo dược bên cạnh mảng cốt lõi sữa tươi.
Thương vụ M&A lần này sẽ giúp CAIT giải quyết được phần nào bài toán nguyên liệu đầu vào khi sở hữu được một quỹ đất rộng tới 740.000ha, đi cùng với khoảng 52.000 con bò và máy móc thiết bị. Các năm trước, cả 3 trang trại hằng năm đều xuất khẩu hàng chục ngàn con bò đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hiện mức bình quân tiêu thụ sữa ở Việt Nam mới chỉ đạt hơn 17 lít/người/năm, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (35 lít/người/năm), Singapore (45 lít/người/năm). Dư địa cho ngành sữa, nhất là dòng sản phẩm hữu có chất lượng cao được đánh giá khá khả quan, đi cùng với chuẩn sống của người dân được nâng lên.
Nhưng không chỉ trong nước, theo Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, thị trường tiêu thụ sữa Đông Nam Á, đặc biệt thị trường 3 nước Indonesia, Philippines và Campuchia đang chứng kiến tốc độ tiêu thụ rất tốt, tăng trưởng từ 15-25% mỗi năm do thiếu các sản phẩm chất lượng. 3 thị trường trên với tổng dân số 400 triệu người, đi cùng với thị trường tiềm năng Myanmar (54 triệu người) có thể tạo tiềm năng gấp 5 lần so với tổng dân số Việt Nam hiện tại.
Tất nhiên, đây không phải là các thương vụ đầu tư vào Úc của các tập đoàn nông nghiệp và thực phẩm nội địa. Năm 2016, một nhà đầu tư của Việt Nam đã chi 13,6 triệu USD để mua một nông trang ở Bắc Úc, một số nhà đầu tư cá nhân bỏ ra vài triệu USD để đầu tư vào các nông trại nhỏ dưới hình thức đầu tư và chuyển nhượng kiếm lãi.
Hay như Vinamilk đang đầu tư vào nhà máy chế biến sữa Miraka ở New Zealand, quốc gia láng giềng và có điều kiện khí hậu tương tự như Úc và bước đầu chứng minh được tính đúng đắn cho chiến lược mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Trong năm 2018, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 432,1 triệu USD. Trong đó, Việt Nam đã đầu tư sang 38 quốc gia, vùng lãnh thổ và Lào là địa bàn dẫn đầu với 81,5 triệu USD.
Úc và Việt Nam đều là thành viên tham gia khối CPTPP. Úc có thế mạnh về công nghệ, về quỹ đất rộng lớn. Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khô ráo của nơi đây cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, giúp nông phẩm có nguồn gốc từ Úc có lợi thế cạnh tranh lớn trong CPTPP.
Nhưng không chỉ có nông nghiệp, Úc đang dần trở thành đích đến của dòng vốn Việt, đặc biệt là mảng bất động sản nhờ sự tăng trưởng rất ổn định và bền vững. Năm 2018, một doanh nghiệp Việt Nam đã chi hơn 6 triệu USD để thâu tóm một dự án căn hộ 2 mặt tiền tại đường Racecourse, khu Kensington ở Melbourne, hay một nhà đầu tư khác chi 8,7 triệu USD để thâu tóm trung tâm thương mại Thaiky Centre, thuộc Bankstown.
Chúng được xem là các khoản đầu tư có tiềm năng sinh lợi lớn mà còn là một phương án để đa dạng hóa rủi ro, tránh lệ thuộc quá lớn vào thị trường trong nước. Trong năm 2019, dự kiến thị trường địa ốc trong nước sẽ gặp nhiều trở ngại hơn khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát, đi cùng với chính sách siết chặt lại khâu thẩm định và cấp phép các dự án. Đi cùng với Hiệp định Thương mại CPTPP đã có hiệu lực, dòng vốn đầu tư từ giới doanh nghiệp Việt vào Úc và ngược lại dự kiến sẽ tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.
Xem thêm >> Mở rộng tín dụng để thu hẹp tín dụng đen
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.