'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nếu ai đã từng ghé thăm tòa nhà Lotte tại Hà Nội, chỉ cần hướng tầm mắt sang bên kia con đường Đào Tấn sẽ là hình ảnh tòa nhà Daeha Business Center và ngay gần đó là khách sạn Daewoo (Hanoi Daewoo Hotel) nằm ven hồ Thủ Lệ. Trong đó, khách sạn Daewoo là một trong những khách sạn 5 sao đã để lại nhiều dấu ấn trong quá trình phát triển của Thủ đô, từng là nơi tiếp đón nhiều nguyên thủ quốc gia khi tới thăm Việt Nam.
Cả 2 công trình này đều thuộc dự án (tổ hợp) trung tâm thương mại Daeha (Daeha), được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích hơn 30.000 m2, do Tập đoàn Daewoo (đến từ Hàn Quốc) đầu tư và từng nắm quyền chi phối. Số phận của dự án này khá long đong sau khi tập đoàn mẹ Daewoo tại Hàn Quốc tuyên bố phá sản và được chính phủ nước này “chia nhỏ” để xử lý nợ.
Dù qua tay nhiều “đại gia”, khách sạn Daewoo vẫn giữ được cho mình thương hiệu gắn liền với tên tuổi của một trong những tập đoàn nổi tiếng nhất Hàn Quốc.
Với vị trí đắc địa, nằm ngay trong khu vực trung tâm văn hóa, thương mại và ngoại giao của Hà Nội, đã có không ít đại gia bất động sản cả trong và ngoài nước muốn thâu tóm lại dự án này.
Trong một diễn biến đáng chú ý, vào năm 2012, Công ty TNHH MTV Hanel (tiền thân của Công ty Cổ phần Hanel) - đơn vị sở hữu 30% vốn tại công ty nắm quyền quản lý dự án Daeha - đã thực hiện thâu tóm thành công 70% cổ phần còn lại từ đối tác Daewoo Engineering & Construction (Daewoo E&C).
Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Hanel cũng đã nhanh chóng “lướt sóng” số cổ phần này cho 2 đối tác khác. Thương vụ chỉ được tiết lộ khá chi tiết vào đầu năm 2016 khi doanh nghiệp này tiến hành bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
Nhưng danh sách các nhà đầu tư muốn thâu tóm Daeha vẫn chưa dừng lại ở đó.
Tới năm 2015, cũng trong các tài liệu được công bố của thương vụ đấu giá khác, thông tin về việc thâu tóm dự án Daeha tiếp tục được tiết lộ. Lần này, cái tên được nhắc tới là Công ty Cổ phần Bông Sen (Bông Sen Corp).
Công ty này vốn là một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist), chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần kể từ tháng 1/2005, với quy mô vốn điều lệ là 130 tỷ đồng.
Hoạt động chính trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, Bông Sen Corp thời điểm đó đã sở hữu cho mình nhiều chuỗi nhà hàng, khách sạn hạng sang có vị trí đắc địa tại TP. HCM, như: khách sạn Place Sài Gòn, khách sạn Bông Sen Sài Gòn, khách sạn Bông Sen Annex...
Sau khi cổ phần hóa, Bông Sen Corp cũng là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả với khả năng sinh lời tốt. Quy mô vốn điều lệ cũng được nâng lên mức 816,15 tỷ đồng.
Nhưng dường như các chủ sở hữu của Bông Sen Corp còn có nhiều tham vọng hơn thế và việc tăng vốn điều lệ lên con số “nghìn tỷ” nhằm thâu tóm lại dự án Daeha là một trong những động thái cho thấy rõ điều đó.
Cụ thể, Bông Sen Corp dự kiến thực hiện mua 51% cổ phần của Daeha với số tiền dự kiến lên tới 3.650 tỷ đồng.
Để huy động thêm nguồn vốn, Bông Sen Corp dự kiến chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:2 (mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tương đương với 1 quyền mua và mỗi quyền mua được mua thêm 2 cổ phiếu mới phát hành thêm), tổng giá trị chào bán theo mệnh giá là 1.631,729 tỷ đồng.
Cơ hội cho các nhà đầu tư tư nhân tại Bông Sen Corp càng rộng mở hơn khi cổ đông nhà nước là Saigontourist quyết định không góp thêm vốn và tiến hành chào bán 17,25 triệu quyền mua với mức giá khởi điểm là 2.000 đồng/quyền.
Phải tới giữa năm 2017, các mối nghi ngờ về khả năng thành công của thương vụ này mới được loại bỏ.
“Hiện khoản đầu tư vào dự án Daeha là 51% (tỷ lệ sở hữu gián tiếp thông qua Công ty Cổ phần đầu tư Hợp Thành 1) với tổng số vốn đầu tư 3.649 tỷ đồng, tổ hợp khách sạn Daeha tiếp tục kinh doanh tăng trưởng ổn định với mức lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 123 tỷ đồng”.
Với kết quả báo cáo cổ đông này, Bông Sen Corp hay những chủ sở hữu thực sự đứng đằng sau đã chứng minh được phần nào thực lực của mình.
Thực tế, nếu không có động thái chào bán công khai quyền mua của cổ đông nhà nước, công chúng sẽ khó lòng biết tới thương vụ thâu tóm Daeha của Bông Sen Corp.
Bởi lẽ, vào cuối năm 2014, Bông Sen Corp bất ngờ thông báo cổ đông về việc hủy đăng ký công ty đại chúng do “không còn đáp ứng đủ điều kiện” và đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước thông báo hủy đăng ký công ty đại chúng kể từ ngày 08/08/2014.
Sau khi thâu tóm thành công Daeha, các thông tin về Bông Sen Corp cũng không được công bố thường xuyên. Thậm chí, ngay cả khi công ty này dự định phát hành lô trái phiếu có giá trị lên tới 6.000 tỷ đồng vào cuối tháng 8/2017.
Cụ thể, lô trái phiếu này có kỳ hạn 2 năm, áp dụng mức lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi. Đơn vị tư vấn là công ty chứng khoán VPBS.
Số vốn huy động được từ đợt phát hành sẽ được Bông Sen Corp thực hiện để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư và/hoặc tăng quy mô vốn hoạt động. Trong đó, bao gồm cả việc sử dụng cho mục đích phát triển các dự án hiện hữu và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư tiềm năng của công ty.
Với quy mô phát hành “khủng”, Bông Sen Corp cũng dùng nhiều tài sản để làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này. Trong đó, có thể kể tới 8 bất động sản (2 khách sạn, 3 nhà hàng và 3 tài sản cho thuê khác) với tổng diện tích hơn 2.900 m2, có giá trị lớn, tọa lạc tại các vị trí đắc địa tại quận 1, TP. HCM và 37,87% cổ phần chi phối của Bông Sen Corp.
Đáng chú ý, “70% cổ phần tại tổ hợp khách sạn - căn hộ - văn phòng cho thuê 5 sao Daewoo” cũng được dùng làm tài sản đảm bảo. Điều này đặt ra nhiều nghi vấn về việc Bông Sen Corp đã tiếp tục thâu tóm thêm cổ phần tại Daeha. Theo kịch bản này, thay vì chỉ sở hữu 51%, Bông Sen Corp đã hoàn thành việc thâu tóm toàn bộ số cổ phần của Daewoo tại dự án này.
Sau đợt chào bán của Saigontourist, Bông Sen Corp tiếp tục thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, vai trò của cổ đông nhà nước suy giảm đáng kể với tỷ lệ nắm giữ chỉ là 3,61% (tính đến ngày 31/12/2016).
Phần lớn số cổ phần của Bông Sen Corp thuộc về 88 nhà đầu tư cá nhân với tỷ lệ sở hữu 69,47% và 1 nhà đầu tư tổ chức chiếm tỷ lệ 26,91%.
Theo dữ liệu của PV, Bông Sen Corp từng sở hữu một số lượng đáng kể (lên đến nhiều nghìn tỷ đồng) chứng chỉ tiền gửi được phát hành bởi FE Credit và sử dụng chính lô giấy tờ có giá này làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu Bông Sen Corp phát hành ngày 30/08/2017. Bên nhận đảm bảo trong thương vụ này chính là bên tư vấn phát hành - VPBS.
Điểm qua những sự phát triển của Bông Sen Group thời gian vừa qua, không thể thiếu sự đóng góp của ban lãnh đạo trong nhiệm kỳ 2013 - 2018. Trong số đó, nắm giữ nhiều trọng trách tại Bông Sen Corp là ông Lý Chánh Đạo (một doanh nhân gốc Hoa, sinh năm 1964) với vai trò Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc và cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Tuy nhiên, kể từ ngày 15/11/2016, ông Phạm Thanh Bình (sinh năm 1956) đã được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Bông Sen Corp.
Không lâu sau đó (ngày 16/1/2017), ông Lý Chánh Đạo có đơn xin miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT và được đại hội đồng cổ đông của Bông Sen Corp thông qua trong cuộc họp thường niên diễn ra vào ngày 20/6/2017.
Một câu hỏi mà có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc, rằng đâu là cái tên đứng sau Bông Sen Corp?...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.