Masan 2024: Tăng doanh thu lên 90 nghìn tỷ, tham vọng lợi nhuận gấp đôi

PV - 26/04/2024 14:51 (GMT+7)

Năm 2024, Masan dự kiến ​​doanh thu thuần hợp nhất đạt khoảng  84.000 - 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15%. Lợi nhuận thuần trước phân bổ cho cổ đông dự kiến ​ khoảng 2.290 đến 4.020 tỷ đồng.

Giai đoạn tăng trưởng mới

Tại ĐHCĐ thường niên 2024 ngày 25/4 của Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) và hai công ty thành viên Masan Consumer (HNX-UPCoM: MCH), Masan MEATLife (HNX-UPCoM: MML), ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan Group nhấn mạnh, cam kết của Masan về vận hành công ty một cách hiệu quả và không ngừng tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận kể từ khi đặt cược vào mạng lưới bán lẻ hiện đại vào năm 2019. Chúng tôi có kế hoạch rõ ràng để khai mở giá trị cổ đông cho Masan Consumer trong ngắn hạn và WinCommerce trong trung hạn. Ở vị thế Tập đoàn, chúng tôi không chỉ tập trung vào tăng trưởng mà còn đặt trọng tâm vào gia tăng lợi nhuận trong 18 - 24 tháng tới.

Theo kế hoạch được ĐHCĐ thông qua, năm 2024, Masan dự kiến ​​doanh thu thuần hợp nhất đạt khoảng  84.000 - 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận thuần trước phân bổ cho cổ đông dự kiến ​ khoảng 2.290 đến 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.

Trong đó, The CrownX (TCX) dự kiến ​​đạt doanh thu thuần  khoảng 63.000 đến 68.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng từ 9% đến 18% so với năm 2023.

WCM dự kiến ​​đạt doanh thu thuần từ 32.500 đến 34.000 tỷ đồng, tăng lần lượt so với cùng kỳ từ 8% đến 13%.

Doanh thu thuần MCH dự kiến ​​đạt từ 32.500 tỷ đồng đến 36.000 tỷ đồng.

PLH dự kiến ​​đạt 1.790 đến 2.170 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 17% đến 41% so với cùng kỳ.

MML dự kiến ​​đạt doanh thu thuần trong khoảng 7.100 và 7.800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 2% đến 12% so với cùng kỳ.

MHT dự kiến ​​đạt doanh thu thuần từ 15.000 đến 15.800 tỷ đồng, tương ứng tăng lần lượt 6% đến 12% so với cùng kỳ.

ĐHCĐ thông qua chia 100% cổ tức năm 2023 của MCH và thống nhất để HĐQT lên kế hoạch phân phối lợi nhuận sau thế còn lại đến 31/12/2023 và tạm ứng cổ tức 2024. Thời hạn xây dựng kế hoạch trong thời hạn 1 tháng.

Tại ĐHCĐ, ông Danny Le cho biết, đang cân nhắc việc IPO là một  trong rất nhiều các lựa chọn khác bao gồm cả huy động vốn.

Trong 2024, Masan dự kiến phát hành thêm tối đa 10% số cổ phiếu đang lưu hành để chào bán cho cổ đông chiến lược với giá không thấp hơn giá trị sổ sách. Thời gian dự kiến trong năm 2024 hoặc trước thềm họp ĐHĐCĐ năm 2025. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 - 3 năm.

Theo đó, DN đang cân nhắc giữa 2 phương án: (1) chào bán cổ phần phổ thông riêng lẻ hoặc (2) chào bán cổ phần ưu đãi cổ tức. Với phương án bán cổ phần ưu đãi cổ tức, nhà đầu tư sẽ nhận 0% trong 6 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành. Từ năm thứ 7, cổ tức cổ định là 10%/năm. Ngoài phần cố định, cổ phần ưu đãi vẫn nhận thêm cổ tức bằng với cổ phần phổ thông (nếu có).

Ngoài ra, Masan còn dự kiến phát hành ESOP cho cán bộ nhân viên với số lượng tối đa 0,5% số cổ phần lưu hành, giá 10.000 đồng/cp. Thời gian thực hiện trong năm 2024 hoặc 4 tháng đầu năm 2025.

Hệ thống Winmart lợi nhuận dương vào 2025

Liên quan tới hệ thống bán lẻ Winmart, bà Nguyễn Thị Phương - Tổng Giám đốc của WinCommerce cho biết, WCM đã hoàn thành giai đoạn tái cơ cấu trong năm 2023, giúp mang đến những cải thiện đáng kể về hiệu quả tài chính với doanh thu tăng lên 7.957 tỷ đồng đánh dấu mức tăng trưởng 9% trong quý I/2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, WCM đã đạt được EBIT hàng nhu yếu phẩm dương trong ba quý liên tiếp trong quý I/2024, đồng thời ghi nhận 2.205 cửa hàng có EBIT dương.

Chia sẻ thêm về chiến lược của WCM, ông Danny Lê cho biết, từ năm 2021, sau quá trình tái cơ cấu mạng lưới cửa hàng WinCommerce (“WCM”), công ty đã và đang gia tăng số lượng cửa hàng, siêu thị. WCM dự kiến ​​sẽ đạt tổng cộng 4.000 cửa hàng, biên EBIT đạt 1% và 90% số siêu thị mini đạt mức hòa vốn EBITDA của cửa hàng vào năm 2024.

Trong suốt hành trình này, chìa khóa trong việc thí điểm các mô hình cửa hàng mới WIN và WinMart+ Rural, giúp mở rộng thị trường trong mạng lưới sẵn có của Masan, giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng cũng như lợi nhuận LFL.  

Bên cạnh đó, Masan tiếp tục thực thi chiến lược số hóa bằng cách triển khai hệ thống ERP, tự động hóa toàn bộ chuỗi giá trị kinh doanh và áp dụng AI và Machine learning (máy học). Kết quả thu về ban đầu khả quan: cải thiện về lượng hàng tồn kho, giảm số ngày tồn kho, độ chính xác dự báo cao hơn và cải thiện chi phí logistics cho các cửa hàng WCM được thí điểm.  

“Masan có kế hoạch chi tiết rõ ràng về việc tạo ra giá trị chiến lược theo từng giai đoạn để khai mở giá trị cho TCX. Chiến lược bắt đầu với MCH trong năm 2025, sau đó là WCM vào năm 2027 – 2028”, ông Danny Lê nói.

Trao đổi tại ĐHCĐ, Lãnh đạo WCM cho biết, đang tập trung vào việc làm thế nào thay đổi định kiến về giá của khách hàng khi mua hàng tại WCM. Từ trước đến nay, WCM được đánh giá là không cạnh tranh về giá với các hệ thống bán lẻ khác. Từ cuối năm 2023, WCM đã xây dựng lại chiến lược về giá, 'đánh' tổng lực truyền thông về giá cho khách hàng thông qua các nhân viên trong các cửa hàng, cũng như truyền thông trên nền tảng digital về mức giá của hàng hóa trong WCM. Thậm chí, ở thị trường nông thôn, WCM đã có những sản phẩm cạnh tranh được về giá với cửa hàng bên ngoài.

"Hết 2024, hình ảnh về giá của WCM sẽ hoàn toàn thay đổi. WCM hướng đến có lợi nhuận sau thuế dương trong quý 1/2025”, lãnh đạo WCM khẳng định.

Cùng chuyên mục
Tin khác