'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Điển hình, theo biểu lãi suất mới được Ngân hàng PVComBank công bố, mức lãi suất cao nhất mà nhà băng này đang áp dụng là 10%/năm. Tuy nhiên, điều kiện để hưởng mức lãi suất này là số dư tiền gửi phải từ 2.000 tỷ đồng trở lên và gửi tại quầy với kỳ hạn 12-13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. So với thời điểm tháng 12/2023, mức lãi suất này đã giảm 0,5%.
Ở điều kiện thường, PVcomBank đang niêm yết lãi suất cao nhất ở mức 4,9%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm online, lĩnh lãi cuối kỳ. Nếu khách hàng gửi tiền tại quầy chỉ nhận lãi suất ở mức 4,6%/năm.
Tại HDBank, khách hàng gửi từ 300 tỷ đồng trở lên tại quầy với kỳ hạn 12 và 13 tháng sẽ hưởng lãi suất từ 8-8,4%/năm. Đối với số tiền dưới 300 tỷ đồng, cùng kỳ hạn như trên, lãi suất chỉ từ 5,5-5,7%/năm.
Ở điều kiện thường, HDBank đang niêm yết lãi suất cao nhất ở mức 5,9%/năm khi khách hàng gửi tiền online kỳ hạn 18 tháng.
Tại MSB, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hiện nay là 8,5%/năm. Song mức lãi suất này áp dụng cho kỳ hạn 12-13 tháng với hạn mức từ 500 tỷ đồng đối với các tài khoản tự động gia hạn từ 1/1/2018. Mức lãi suất trung bình tại kỳ hạn 1 - 36 tháng, với số tiền dưới 500 tỷ đồng, chỉ từ khoảng 3 - 4,6%/năm, nhận lãi cuối kỳ.
Tại Nam A Bank, khách hàng có khoản tiền gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên được hưởng lãi suất 10%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng.
Còn tại Techcombank, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất lên đến 9,5%/năm nếu có số tiền gửi lên tới trên 999 tỷ đồng ở kỳ hạn 12 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Ngân hàng yêu cầu khách cam kết không rút tiền trước hạn.
Dong A Bank tiếp tục giữ mức “lãi suất đặc biệt” 7,5% cho tiền gửi kỳ hạn từ 13 tháng trở lên. Điều kiện để được hưởng mức lãi suất huy động cao nhất này là khách hàng gửi tiền từ 200 tỷ đồng trở lên.
Trong khi đó, SCB huy động các khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng với lãi suất 6,8%/năm, kỳ hạn 13 tháng.
Tại ACB, ngân hàng này đang áp dụng mức lãi suất dành cho khách hàng gửi tiết kiệm từ 200 tỷ đồng là 5,6%/năm, kỳ hạn 13 tháng. Mức lãi suất "đặc biệt" này chỉ cao hơn khoảng 1% so với mức lãi suất tại hạn mức tiền gửi thấp hơn.
Đáng chú ý, trong tháng 1 vừa qua, ngân hàng Wooribank giới thiệu gói gửi tiết kiệm với mức lãi suất lên tới 11%/năm. Nhưng khách hàng của gói gửi tiết kiệm này phải gửi định kỳ hàng tháng trong vòng 2 năm với số tiền tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5 triệu đồng.
Mức lãi suất 11%/năm này bao gồm lãi suất cơ bản 7%/năm, 1%/năm đối với khách hàng mới, 1%/năm khi mở thẻ visa, 1%/năm khi mở tài khoản online của Wooribank và 1%/năm khi tham gia chương trình không tất toán tiết kiệm trước 6 tháng.
Có thể thấy rằng mức lãi suất đặc biệt không dành cho đa số khách hàng phổ thông mà chỉ dành cho giới siêu giàu. Trong khi đó, ngoài những chương trình lãi suất huy động cao dành cho giới siêu giàu, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng lãi suất huy động rất thấp.
Mặc dù lãi suất huy động luôn dò đáy trong nhiều tháng qua nhưng số lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn ở mức cao kỷ lục.
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2024, gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn là kênh đầu tư sinh lời bền vững dù lãi suất không còn hấp dẫn như thời điểm đầu năm ngoái. Đặc biệt, ở thời điểm kinh tế khó khăn, doanh nghiệp chưa phục hồi, ổn định, đầu tư vào đâu cũng phải tính toán, thậm chí chấp nhận rủi ro cao như hiện tại thì gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn hàng đầu.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc gửi tiền vào ngân hàng hiện nay là để chờ tín hiệu từ các kênh đầu tư khác. Kênh tiền gửi ngân hàng có thể sẽ chỉ được duy trì trong giai đoạn đầu năm 2024. Với sự khởi sắc của những kênh đầu tư khác, dòng tiền gửi ngân hàng sẽ có khả năng chuyển dịch vào nửa cuối năm 2024.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.