Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 11/9, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng chống dịch Covid-19.
Tài liệu này quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân, hướng dẫn về việc cấp và sử dụng mã QR cá nhân trong các nền tảng, ứng dụng công nghệ phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
Mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 được cấp một mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn các dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết việc hiển thị và sử dụng một mã QR cá nhân thống nhất trong tất cả các nền tảng, ứng dụng nhằm tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các nghiệp vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Người dân có thể lựa chọn cài đặt, sử dụng nền tảng, ứng dụng có cung cấp mã QR cá nhân phù hợp với nhu cầu và không cần cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau.
Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành xây dựng nền tảng mã QR quốc gia, dự kiến mất khoảng một tuần để các ứng dụng kết nối, đồng bộ dữ liệu.
Cùng ngày, Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia cũng chính thức ra mắt nền tảng hỗ trợ truy vết F0 cùng một chiến lược bình thường mới với các module bao gồm: xét nghiệm chốt chặn, ghi nhận tiếp xúc gần, kiểm soát vào ra bằng mã QR và truy vết thần tốc.
Chiến lược này được xem như cánh cửa để mở ra giai đoạn “bình thường mới” trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, mà chìa khóa là công nghệ.
Theo kịch bản mới, mỗi người dân đều có một mã QR cá nhân. Việc ra vào các nơi như cơ quan, công sở, quán ăn, nhà hàng hay các tụ điểm công cộng… đều được kiểm soát bằng mã QR này.
Các tiếp xúc gần của từng người cũng được ghi nhận bởi ứng dụng Bluezone trên điện thoại. Tất cả được mã hóa và lưu lại trên hệ thống của nền tảng hỗ trợ truy vết F0.
Cùng với đó, xét nghiệm chốt chặn tại các bệnh viện trở thành điều kiện bắt buộc khi người dân có biểu hiện ho, sốt và đến khám tại các cơ sở y tế. Dữ liệu xét nghiệm của mỗi người đều được cập nhật lên hệ thống truy vết.
Khi phát hiện F0, hệ thống sẽ lập tức tự tìm ra F0 này đã tiếp xúc với những ai, đã đến mốc dịch tễ (nơi F0 từng đến) nào, tại mốc dịch tễ đó có những ai từng có mặt… rồi tự động chuyển những thông tin này về đội truy vết tại các địa phương liên quan.
Trước đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, cùng một số doanh nghiệp công nghệ thông tin… về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc này, Phó thủ tướng đặt vấn đề trong thời gian sớm nhất phải có một ứng dụng duy nhất phục vụ phòng chống dịch, thuận tiện cho người dân sử dụng, đáp ứng được yêu cầu về thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phòng, chống dịch.
“Ứng dụng, giải pháp phải thuận tiện để người dân sử dụng và phục vụ thiết thực cho phòng, chống dịch”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.