'Sẽ chỉ có một ứng dụng công nghệ duy nhất phục vụ phòng chống dịch'

Ngọc Lưu - 10/09/2021 20:47 (GMT+7)

(VNF) - Trong thời gian sớm nhất, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phải có ứng dụng duy nhất phục vụ phòng chống dịch, thuận tiện cho người dân sử dụng, đáp ứng được yêu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phòng chống dịch.

VNF
Người dân lúng túng khi phải sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ phòng chống dịch khác nhau.

Chiều 10/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, cùng một số doanh nghiệp công nghệ thông tin… về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.

Theo đó, thời gian qua, có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phòng chống dịch như khai báo y tế điện tử; truy vết, phát hiện người tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19; quản lý người cách ly, giám sát các khu cách ly; đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương; quản lý công tác tiêm chủng, kết quả xét nghiệm…

Tuy vậy, các bộ, ngành, doanh nghiệp khi phát triển các ứng dụng công nghệ lại thiếu sự kết nối, chia sẻ. Nhiều công cụ khi triển khai trong thực tế chưa tạo thuận lợi cho người dân sử dụng. Thực tế ghi nhận, nhiều người dân tỏ ra lúng túng khi phải sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ phòng chống dịch khác nhau.

Do đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng yêu cầu đặt ra là trong thời gian sớm nhất phải có một ứng dụng duy nhất phục vụ phòng chống dịch, thuận tiện cho người dân sử dụng, đáp ứng được yêu cầu về thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phòng, chống dịch.

“Ứng dụng, giải pháp phải thuận tiện để người dân sử dụng và phục vụ thiết thực cho phòng, chống dịch”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông làm đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ quan liên quan khẩn trương phát triển ứng dụng mới, đồng thời hướng dẫn chi tiết, triển khai đồng loạt.

Phó thủ tướng lưu ý, thông tin người dân đã khai báo trên các ứng dụng trước đây phải được tự động cập nhật, chuyển sang ứng dụng mới, không phải khai báo lại từ đầu.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng được yêu cầu tích hợp tất cả dữ liệu được hình thành từ các ứng dụng, công cụ có sẵn trước đây thành cơ sở dữ liệu thống nhất, tiếp tục được cập nhật thường xuyên khi người dân dùng ứng dụng mới.

Các thông tin về sức khỏe, đi lại, tiếp xúc của người dân được quản lý tập trung, thống nhất và chỉ phục vụ cho mục đích phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn thông tin, không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.

Bộ Công an được yêu cầu phát huy thế mạnh là cơ quan quản lý dữ liệu của người dân, với vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong phòng chống dịch ở địa phương, để tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện ứng dụng mới trong phòng, chống dịch.

Bộ Y tế được giao tiếp tục chỉ đạo việc cập nhật hồ sơ sức khỏe của người dân, kết quả xét nghiệm, kết quả tiêm vaccine, điều trị bệnh nhân Covid-19… tích hợp các dữ liệu này về Bộ Thông tin và Truyền thông để phục vụ cho việc triển khai ứng dụng mới.

Cùng chuyên mục
'Những ngày vinh quang' của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu tại Trung Quốc đã kết thúc

'Những ngày vinh quang' của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu tại Trung Quốc đã kết thúc

(VNF) - Các hãng sản xuất ô tô nước ngoài đã thống trị thị trường ô tô Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, bán được hàng triệu xe và thu về lợi nhuận khổng lồ. Kỷ nguyên vàng son đó giờ chỉ còn là hồi ức.

Nhà phố trung tâm TP.HCM đồng loạt lên giá

Nhà phố trung tâm TP.HCM đồng loạt lên giá

(VNF) - Từ tháng 6 trở lại đây, phân khúc nhà phố trung tâm TP. HCM dù chưa hết khó khăn nhưng giá có dấu hiệu tăng và neo ở mức cao.

TP.HCM: 'Siêu' dự án chống ngập phải xong trước 30/4/2025

TP.HCM: 'Siêu' dự án chống ngập phải xong trước 30/4/2025

(VNF) - Sau 6 năm trễ hẹn, “Dự án giải quyết ngập do triều cường tại khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu" được kỳ vọng vận hành năm 2025

Yagi là siêu bão mạnh nhất trong 75 năm, đảo Hải Nam thiệt hại 8,4 tỷ USD

Yagi là siêu bão mạnh nhất trong 75 năm, đảo Hải Nam thiệt hại 8,4 tỷ USD

(VNF) - Các tỉnh phía nam Trung Quốc như đảo Hải Nam và Quảng Đông hứng chịu thiệt hại cực lớn sau khi siêu bão Yagi đổ bộ, trong đó chỉ riêng Hải Nam ước tính thiệt hại gần 60 tỷ NDT (8,4 tỷ USD).

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

(VNF) - Tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường sự hỗ trợ của Trung ương cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở.

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

(VNF) - Sau bão Yagi, người dân Hải Phòng xót xa trước cảnh loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ tốc mái, hoang tàn. Hàng loạt tuyến đường ngập lụt, cây xanh gãy đổ khắp ngả.

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

(VNF) – Các chuyên gia cho rằng việc số liệu kinh tế vĩ mô trong nước phát đi tín hiệu tích cực cộng với triển vọng FED giảm lãi suất sẽ là lực đẩy cho giá cổ phiếu.

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

(VNF) - Một ngày sau khi bị bão Yagi quét qua, người dân Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) không còn nhận ra thành phố sầm uất nơi mình sinh sống bởi cảnh hoang tàn, đổ nát.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.