Một cuộc khủng hoảng đang dần tích tụ đe dọa kinh tế Nga
(VNF) - Theo số liệu chính thức, bơ, một số loại thịt và hành tây tại Nga hiện đắt hơn khoảng 25% so với một năm trước. Một số siêu thị đã bắt đầu cất bơ trong tủ được khoá kín trong bối cảnh nhiều vụ ăn trộm bơ diễn ra tại nước này.
- Nga phản công: Cấm xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ 17/11/2024 10:30
Lạm phát neo cao bất chấp nhiều nỗ lực hạ nhiệt
Tỷ lệ lạm phát chung của Nga hiện ở mức 9,1%, cao hơn nhiều so với dự đoán của ngân hàng trung ương nước này.
Lạm phát đang bị thúc đẩy bởi sự gia tăng nhanh chóng của tiền lương khi Điện Kremlin đổ hàng tỷ USD vào các ngành công nghiệp quân sự và gửi hàng triệu người đàn ông đến chiến đấu ở Ukraine.
Các công ty bên ngoài ngành quốc phòng không thể cạnh tranh để có được công nhân mà không phải trả lương cao hơn vì vậy, vòng xoáy cứ tiếp diễn.
Trong nỗ lực làm giảm lạm phát, ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất chủ chốt vào tháng 10 lên mức cao kỷ lục là 21%. Nhưng một nhóm các nhà kinh tế có ảnh hưởng của Nga đã nhận định trên Telegram tuần này rằng "áp lực lạm phát gia tăng không chỉ sẽ tiếp diễn mà thậm chí có thể tăng lên".
Tổng thống Nga Vladimir Putin đầu tháng này cho biết nền kinh tế Nga cần gần 1 triệu lao động mới vì tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 2,4%, hay "gần như không có thất nghiệp", theo cách ông nói.
Ông Putin mô tả tình trạng thiếu hụt lao động ở Nga “là một trong những trở ngại chính đối với tăng trưởng kinh tế của chúng ta”.
“Chúng ta có khoảng nửa triệu người làm trong ngành xây dựng trong khi ngành này sẽ cần 600.000 người”, ông nói tại một hội nghị thượng đỉnh của nhóm chuyên gia trong tháng này. Ông cho biết ngành sản xuất cần thêm ít nhất 250.000 lao động.
Chi phí lao động và lãi suất cao đang gây sức ép lên các công ty. Ngân hàng Alfa Bank của Nga cho biết vào tháng trước rằng "các công ty đã gặp khó khăn và với việc lãi suất ngân hàng trung ương tăng lên 21%, tình hình sẽ còn khó khăn hơn nữa, vì vậy chúng tôi không loại trừ nguy cơ phá sản gia tăng".
Cùng với hầu hết các nhà kinh tế, Alfa dự kiến lãi suất ngân hàng trung ương sẽ tăng lên 23% vào tháng tới. Trọng tâm của tình trạng quá nhiệt là chi tiêu của Điện Kremlin. Ngân sách quân sự sẽ tăng gần 1/4 vào năm 2025, chiếm 1/3 tổng chi tiêu của nhà nước và 6,3% tổng sản phẩm quốc nội. Cộng thêm các khoản chi tiêu khác được gọi là "an ninh quốc gia", thì nó chiếm tới 40% ngân sách liên bang.
Một cuộc khủng hoảng đang dần tích tụ
Các nhà phân tích không cho rằng nền kinh tế Nga đang “lao dốc không phanh” mà thay vào đó là một cuộc khủng hoảng đang dần tích tụ.
Bà Alexandra Prokopenko - học giả không thường trú tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, cũng là thành viên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức và nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu và Quốc tế - cho biết: “Với nguồn doanh thu hàng hóa ổn định, một đội ngũ kinh tế có năng lực, Điện Kremlin có thể tiếp tục tài trợ cho nỗ lực chiến sự của mình trong tương lai gần”.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến GDP của Nga sẽ tăng 3,6% trong năm nay, cao hơn so với mức dự báo 2,8% của Mỹ.
Các lệnh trừng phạt quốc tế cho tới nay cũng không có tác dụng hạ gục Nga. Moscow đã “lách” lệnh trừng phạt bằng cách nhập khẩu công nghệ phương Tây thông qua các nước thứ ba, đặc biệt là thông qua Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ.
Và bất chấp tất cả các lệnh trừng phạt của phương Tây, kim ngạch nhập khẩu của EU từ Nga vẫn đạt gần 50 tỷ USD vào năm ngoái.
Nhà nước Nga tiếp tục gặt hái lợi ích từ việc xuất khẩu dầu và khí đốt sang Ấn Độ và Trung Quốc. Ở trong nước, thu nhập của nhà nước đang tăng lên, đặc biệt là thông qua thuế bán hàng khi người Nga chi tiêu nhiều hơn.
Theo Cục Thống kê Nhà nước Nga, thu nhập sau khi điều chỉnh theo lạm phát đã tăng 5,8% vào năm ngoái khi các công ty săn đón người lao động.
Đối với hàng triệu người Nga làm thêm giờ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, xây dựng và sản xuất, mức thu nhập đang rất cao. Và những người giàu có từng chi tiêu nhiều tiền của họ ở các khu nghỉ dưỡng châu Âu giờ đây đang chi tiêu trong nước, thúc đẩy nền kinh tế hơn nữa.
Các gia đình cũng được hưởng lợi từ mức lương cao hơn và tiền thưởng dành cho những người đàn ông được tuyển vào lực lượng vũ trang. Những người lính hợp đồng của Nga được trả lương gần gấp ba lần mức lương trung bình và nhận được tiền thưởng khi ký hợp đồng từ 4.000 đến 22.000 USD.
Tất cả số tiền này đang giúp thúc đẩy cơn sốt chi tiêu, số liệu chính thức cho thấy chi tiêu cao hơn nhiều cho du lịch và giải trí trong nước.
Nhưng không phải tất cả đều được hưởng lợi từ việc tăng thu nhập.
Bà Prokopenko cho biết những người lao động trong khu vực công, bao gồm bác sĩ và giáo viên, cũng như người về hưu và người hưởng trợ cấp xã hội, là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất do giá cả tăng.
Và không có cách giải quyết nhanh chóng nào cho tình trạng thiếu lao động kéo dài.
Nga theo truyền thống đã chuyển sang Trung Á để tìm kiếm lao động không có tay nghề, và ông Putin gần đây đã đề xuất cần thêm nhiều lao động nước ngoài hơn. Năm 2023, 4,5 triệu lao động nước ngoài đã đến Nga, chủ yếu là từ Trung Á.
Dù vậy, Nga đang cạnh tranh với Trung Đông và Hàn Quốc về lao động Trung Á do đó việc tuyển dụng thêm lao động cũng không thực sự khả quan.
Và tình hình nhân khẩu học dài hạn của nước này cũng rất ảm đạm.
Liên hợp quốc dự kiến dân số Nga sẽ giảm xuống còn 142 triệu người vào năm 2030 từ mức dưới 145 triệu hiện nay. Độ tuổi trung bình của nước này cũng đang tăng lên, hơn 1/5 dân số hiện ở độ tuổi 60.
Bộ Quốc phòng Anh ước tính rằng có khoảng 1,3 triệu người rời khỏi Nga vào năm 2022, khi Moscow đưa quân tới Ukraine, làm trầm trọng thêm xu hướng lực lượng lao động đang giảm sút trong 15 năm. Nhiều người trong số những người rời đi là những chuyên gia trẻ tuổi.
Mặc dù có khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên trong vài năm qua, nền kinh tế Nga vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc trong bối cảnh toàn cầu bất ổn. Giá hàng hóa thấp hơn, nhu cầu dầu thô của Trung Quốc đối với Nga chậm lại và chiến tranh thương mại đều sẽ có tác động.
Và khi chiến sự tại Ukraine kết thúc, Nga sẽ phải thích nghi với nền kinh tế hậu chiến, hạn chế chi tiêu nhà nước, tái hòa nhập số lượng lớn binh lính đã xuất ngũ và định hướng lại các công ty khỏi việc cung cấp lương thực cho các ngành công nghiệp quân sự.
Kinh tế Nga ‘vật lộn’ với nhiều thách thức, đồng rúp giảm xuống mức thấp mới
- ‘Quả bom’ mới của Trung Quốc làm rung chuyển thị trường nhôm toàn cầu 19/11/2024 09:15
- Giá rẻ tới mức ‘vô lý’, Temu vướng loạt rào cản ở Đông Nam Á 18/11/2024 01:30
- TT Putin hội đàm với Thủ tướng Đức, phá vỡ ‘băng giá’ với phương Tây 16/11/2024 08:45
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.