Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Phát biểu trong buổi họp báo hôm nay (9/7), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nêu rõ: "Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan vi phạm nguyên tắc một Trung Quốc, can thiệp thô bạo các vấn đề nội bộ và làm suy yếu chủ quyền, lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
"Trung Quốc kêu gọi Mỹ hủy bỏ ngay việc bán vũ khí theo kế hoạch, ngừng quan hệ quân sự với Đài Bắc để tránh làm tổn hại quan hệ Trung - Mỹ và gây tổn hại hòa bình, ổn định ở eo biển Đài Loan", ông Cảnh nói.
Nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã trao công hàm thông qua kênh ngoại giao để bày tỏ "sự không hài lòng và kiên quyết phản đối" động thái này.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/7 đã phê duyệt hợp đồng bán 108 xe tăng M1A2T Abrams, 250 tên lửa phòng không vác vai Stinger và khí tài đi kèm có tổng trị giá 2,2 tỷ USD cho Đài Loan.
“Hợp đồng này sẽ giúp Đài Loan hiện đại hóa lực lượng xe tăng chủ lực, đáp ứng nhu cầu đối phó với các mối đe dọa hiện tại và trong tương lai, đồng thời củng cố khả năng phòng vệ của họ”, thông cáo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc cho biết.
Theo thông cáo khác của DSCA, 250 tên lửa phòng không vác vai Stinger Mỹ dự định bán cho Đài Loan có giá 224 triệu USD. Ngoài ra, thương vụ mua bán vũ khí lần này của Mỹ và Đài Loan còn bao gồm súng máy, đạn dược, xe bọc thép, xe chở thiết bị hạng nặng và các hỗ trợ liên quan khác.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo cho quốc hội về hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan, cơ quan này sẽ có 30 ngày để quyết định có chặn thương vụ hay không. Nếu không gặp sự phản đối từ quốc hội Mỹ, hợp đồng vũ khí sẽ được trình lên Tổng thống Donald Trump ký phê duyệt.
Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc vào năm 1979 để ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc", nhưng vẫn là đồng minh chủ chốt và đóng vai trò nhà cung cấp vũ khí nước ngoài duy nhất của Đài Loan.
Tuy nhiên, cũng trong năm 1979, Mỹ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan, có các điều khoản về việc Mỹ và Đài Loan bảo vệ lẫn nhau. Theo đó, Washington sẽ cung cấp cho Đài Bắc lượng vũ khí và viện trợ quân sự đủ để hòn đảo này có thể tự vệ.
Đạo luật cũng coi mọi ý đồ nhằm quyết định tương lai Đài Loan bằng biện pháp phi hòa bình như tẩy chay tài chính hoặc cấm vận là động thái làm phương hại đến hòa bình, ổn định ở Thái Bình Dương và là mối quan ngại sâu sắc của Mỹ.
Kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền vào năm 2016, cả chính quyền của ông và quốc hội Mỹ đều từ bỏ chính sách tránh gây căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, thay vào đó là việc liên tục thách thức Bắc Kinh và tập trung vào việc tăng cường năng lực phòng thủ cho Đài Bắc.
Việc đẩy mạnh hợp tác với Đài Loan dường như là cách Mỹ tăng sức ép với Trung Quốc khi quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 3 cho biết Washington đang phản ứng tích cực với các yêu cầu của Đài Bắc về việc bán vũ khí mới để tăng cường phòng thủ trước áp lực từ Trung Quốc.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã cảnh báo rằng "nếu bất cứ ai dám tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc không còn cách nào khác là phải chiến đấu bằng mọi giá".
Xem thêm >> EU gia hạn trừng phạt Nga, Tổng thống Ukraine cảm thấy ‘hài lòng’
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.