Mỹ-Nga và cuộc đua chinh phục không gian ngày càng khốc liệt

Chu La - 10/08/2018 13:01 (GMT+7)

(VNF) - Phát biểu tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở thủ đô Washington ngày 9/8, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết, Quốc hội nước này sẽ thực hiện những bước đi cần thiết nhằm thành lập một cơ quan mới chịu trách nhiệm tổ chức, huấn luyện và trang bị cho lực lượng quân đội không gian.

VNF
Mỹ-Nga và cuộc đua chinh phục không gian ngày càng khốc liệt.

“Chúng ta cần xem không gian là một lĩnh vực chiến đấu và chắc chắn chúng tôi sẽ thành lập Bộ tư lệnh tác chiến”, ông Mattis nói, đồng thời cho biết thêm Lầu Năm Góc hoàn toàn chia sẻ lo ngại của ông Trump về việc bảo vệ tài sản trong không gian.

Theo ông, đây là vấn đề quan trọng vì các nước khác đã có khả năng tấn công nhằm vào những tài sản này.

Trước đó, ngày 18/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua quyết định thành lập Quân chủng không gian. Ông Trump nhấn mạnh rằng việc xây dựng Quân chủng không gian sẽ là một quyết định táo bạo nhằm củng cố sự thống trị của Mỹ trong không gian bên ngoài Trái đất.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua quyết định thành lập Quân chủng không gian.

Người đứng đầu Nhà Trắng luôn tâm niệm rằng chính quyền Mỹ phải luôn đi đầu trước Nga và Trung Quốc trong tất cả các nhiệm vụ nghiên cứu vũ trụ từ việc quay trở lại Mặt trăng cho tới việc chinh phục sao Hỏa, hoặc bất kỳ một cuộc đua nghiên cứu vũ trụ mới nào.

Trước động thái này của ông Trump, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Nga Viktor Bondarev cho rằng quân sự hóa không gian sẽ dẫn tới thảm họa. Đồng thời ông đưa ra cảnh báo rằng nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận cấm triển khai vũ khí hạt nhân trên vũ trụ được ký năm 1967, họ sẽ đối mặt với những phản ứng cứng rắn từ Nga và nhiều quốc gia khác, nhằm bảo đảm an ninh quốc tế.

Thỏa thuận không gian (OST) năm 1967 cấm các nước thành viên, trong đó có Mỹ, triển khai vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt trên quỹ đạo quanh Trái Đất. Các quốc gia cũng không được phép thử vũ khí trên không gian, hay xây dựng căn cứ quân sự trên Mặt Trăng và các hành tinh khác.

Công nghiệp vũ trụ Nga vẫn chỉ đang tập trung vào việc phóng tàu vũ trụ và sản xuất vệ tinh.

Theo ông Bondarev, Mỹ có khả năng vi phạm nhiều thỏa thuận quốc tế về phi quân sự hóa vũ trụ, đẩy an ninh thế giới vào mối nguy hiểm đáng sợ.

Mới đây, khi đến thăm nhà máy sản xuất vệ tinh ở thành phố Yaroslavl vào hôm 6/8, lãnh đạo tập đoàn hàng không vũ trụ quốc doanh Roskosmos của Nga đã thừa nhận rằng, Moscow đã đánh mất vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực không gian nhưng cam kết sẽ nỗ lực cạnh tranh với các đối thủ để lật ngược tình thế.

“Chúng tôi sẽ không tiếp tục để mất vị thế dẫn đầu trên không gian. Chúng tôi tôn trọng đất nước của mình và sẽ cạnh tranh nghiêm túc với các đối thủ, tôi có thể hứa điều này”, ông Dmitry Rogozin nói.

Theo ông Rogozin, việc lấy lại vị thế trong lĩnh vực không gian vụ trụ chỉ có thể trở thành hiện thực khi chính phủ Nga có sự giúp sức của các công ty tư nhân trong những chương trình nghiên cứu.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng cần đưa ngành công nghiệp tên lửa-vũ trụ của Nga lên một cấp độ mới.

Từng là nước đầu tiên đưa con người ra ngoài không gian vũ trụ, tuy nhiên, Nga và trước đây là Liên-xô đã trở nên tụt hậu quá xa so với Mỹ trong lĩnh vực này do thiếu điều kiện kinh tế.

Trong khi đó, với sự bùng nổ của các công ty tư nhân về không gian vũ trụ mà Mỹ ngày càng đạt được nhiều thành tựu hơn, không chỉ ở việc đưa vệ tinh hay tàu vũ trụ ra ngoài quỹ đạo mà còn ở việc thám hiểm những hành tinh mới. Hiện nay, công nghiệp vũ trụ Nga vẫn chỉ đang tập trung vào việc phóng tàu vũ trụ và sản xuất vệ tinh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 8/8 cũng đưa ra tuyên bố rằng cần đưa ngành công nghiệp tên lửa-vũ trụ của Nga lên một cấp độ mới.

"Ngành công nghiệp tên lửa-vũ trụ của chúng ta cần đạt tăng trưởng bền vững về chất lượng sản phẩm và mức giá phải có sức cạnh tranh toàn cầu", người đứng đầu điện Kremlin nói.

Theo ông Putin, đó là điều kiện then chốt để gia tăng tiềm năng thương mại của ngành này, giúp Nga giành được vị thế trên thị trường thế giới, nơi không ngừng diễn ra cạnh tranh mà đôi khi là cạnh tranh khốc liệt và gay gắt.

Xem thêm >> Nga khẳng định hệ thống tài chính vẫn ổn định, cân nhắc biện pháp đáp trả Mỹ

Theo Reuters & RT
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.