'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tuyên bố này của ông Ryabkov được đưa ra trong bối cảnh chỉ một ngày trước đó Đại sứ Mỹ về giải trừ quân sự Robert Wood cho biết hệ thống tên lửa hành trình mới của Nga có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân lẫn thông thường và gây ra “mối đe dọa mạnh mẽ và trực tiếp đối với châu Âu và châu Á” vì nó có tầm xa từ 500 đến 1.500km.
"Nga phải phá hủy toàn bộ và có thể kiểm chứng các tên lửa 9M729, bệ phóng cùng trang bị đi kèm để chấp hành Hiệp ước INF", Reuters dẫn lời ông Wood phát biểu tại hội nghị của Liên Hợp Quốc.
Trước tuyên bố này của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định nước này sẵn sàng cung cấp thông tin chứng minh tên lửa mới của họ không vi phạm hiệp ước.
Tuy nhiên, ông Ryabkov cũng lưu ý rằng “Mỹ phải có những bước đi cụ thể nhằm giảm bớt những quan ngại của Nga về hệ thống tên lửa Aegis Ashore họ đang triển khai ở Romania và dự kiến sẽ sớm xuất hiện tại Ba Lan”.
Bên cạnh đó, phó đại sứ thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc Alexander Deyneko cũng khẳng định Nga sẽ không chấp nhận “những tối hậu thư đòi phá hủy loại tên lửa không vi phạm điều khoản hiệp ước".
Sau khi cuộc đàm phán giữa phái đoàn của Nga và Mỹ nhằm cứu vãn Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đổ vỡ, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí Andrea Thompson ngày 16/1 tuyên bố Washington sẽ chính thức gửi thông báo về quyết định rút khỏi hiệp ước INF từ ngày 2/2 tới đây.
“Từ nay đến thời điểm đó, Mỹ không có kế hoạch tiến hành các cuộc đàm phán nào khác về INF”, vị quan chức Mỹ nhấn mạnh.
Theo bà Thompson, Nga đã vi phạm hiệp ước, và tên lửa 9M729 của Nga không tuân thủ theo các điều khoản trong thỏa thuận. Mỹ đã đề nghị Nga công khai minh bạch những thông tin liên quan đến chương trình phát triển tên lửa 9M729 suốt hơn 5 năm qua.
Bà nhấn mạnh rằng việc cho phép thanh sát là chưa đủ, Mỹ muốn Nga phải phá hủy hệ thống 9M729.
Hiệp ước INF, được ký kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Theo đó, Liên Xô và Mỹ thống nhất loại bỏ các tên lửa hạt nhân và thông thường, bệ phóng trên mặt đất có tầm bắn từ 500-1.000 km (tầm ngắn), 1.000-5.500 km (tầm trung). Hiệp ước không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ biển. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/10/2018 tuyên bố rút khỏi INF, cho rằng Nga liên tục vi phạm thỏa thuận này bằng việc phát triển tổ hợp tên lửa Novator 9M729 với tầm bắn tới 5.000 km. Tới ngày 4/12/2018, Mỹ tiếp tục tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước định này, nếu Nga không tuân thủ trở lại thỏa thuận này trong vòng 60 ngày. Tuy nhiên, Moscow khẳng định Nga tuân thủ INF trong khi Mỹ luôn vi phạm. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Mỹ rút khỏi INF sẽ đe dọa số phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), văn kiện cuối cùng trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Nhiều nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng phản đối việc Mỹ rút khỏi INF do lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới. |
Xem thêm >> Hải quân Nga ‘bám sát’ tàu khu trục tên lửa Mỹ trên Biển Baltic
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.