'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đối mặt với nhiều thách thức
TS. Nguyễn Hữu Huân (Trường Đại học kinh tế TP.HCM) đánh giá, 2023 là một năm đầy thách thức với ngành ngân hàng, khi tình hình khó khăn ở trong nước và quốc tế khiến hoạt động kinh doanh, tiêu dùng sụt giảm, tăng trưởng tín dụng chậm, chất lượng tài sản tiếp tục suy giảm.
Còn theo báo cáo của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), ngành ngân hàng trải qua một năm với nhiều khó khăn thách thức trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế kém khả quan.
Theo KBSV, nhìn chung, tình hình giải ngân trong năm 2023 tương đối chậm, nguyên nhân chủ yếu đến từ, kinh tế khó khăn khiến các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm, kéo theo cầu tín dụng của doanh nghiệp, người dân giảm.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính đến ngày 27/12, tăng trưởng tín dụng đạt 12,26%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái và vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu tăng trưởng 14% của năm 2023.
Tín dụng là mảng kinh doanh cốt lõi của nhiều ngân hàng. Do đó, tín dụng tăng chậm sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà băng.
Tăng trưởng tín dụng chậm, nợ xấu cao khiến lợi nhuận ngân hàng quý IV/2023 và cả năm 2023 tăng trưởng thấp.
Báo cáo tài chính quý III của 28 ngân hàng cho thấy, 8 ngân hàng có lợi nhuận chưa qua mốc 50% kế hoạch năm, thậm chí một số ngân hàng mới thực hiện được 15-30%. Số ngân hàng còn lại đã hoàn tất được 50-60% kế hoạch năm.
Còn theo báo cáo của KBSV, lợi nhuận trước thuế luỹ kế 9 tháng năm 2023 của cả ngành ngân hàng đạt 181.101 tỷ đồng, giảm 6% so với 9 tháng cùng kỳ năm ngoái. Năm 2023, chất lượng tài sản toàn ngành suy giảm nghiêm trọng khi tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu hình thành tăng lên ở tất cả ngân hàng.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý IV/2023 đối với các tổ chức tín dụng của NHNN, các tổ chức tín dụng tiếp tục điều chỉnh thu hẹp kỳ vọng về tình hình kinh doanh và lợi nhuận trong thời gian tới, với 66,7-72,1% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện trong quý IV và cả năm 2023 (thấp hơn tỷ lệ 70,3-74,8% của kỳ điều tra trước), số tổ chức tín dụng lo ngại tình hình kinh doanh suy giảm tăng lên.
Trong năm 2024, giới chuyên môn và bản thân các ngân hàng đều tỏ ra lo lắng về tình hình nợ xấu.
Khi sự hồi phục của nền kinh tế chưa rõ nét, khả năng hấp thụ vốn có thể còn yếu, vấn đề trả nợ sẽ còn gặp khó khăn, phát sinh nợ xấu. Vì thế, nợ xấu có khả năng gia tăng và trở thành một gánh nặng của ngành ngân hàng trong năm 2024.
Nhiều ngân hàng tỏ ra lo lắng về tình hình nợ xấu khi Thông tư 02 hết hiệu lực vào tháng 6/2024, khiến các khoản nợ tái cơ cấu về đúng nhóm phân loại, các ngân hàng sẽ phải co hẹp cho vay.
Ngoài ra, bộ đệm dự phòng của các ngân hàng thu hẹp trong năm 2023 khiến dư địa xử lý không nhiều.
Vì vậy, các ngân hàng đề xuất NHNN tiếp tục gia hạn Thông tư 02 để gỡ khó cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là giúp ngân hàng có thêm thời gian xử lý nợ xấu.
Nhiều cơ hội để ngân hàng phục hồi lợi nhuận
Theo giới phân tích, năm 2024, thách thức vẫn còn, song có nhiều cơ hội để ngân hàng phục hồi lợi nhuận.
Năm nay, các chính sách của Chính phủ và bộ ngành sẽ thẩm thấu, dự báo nền kinh tế ấm dần lên, khó khăn của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp được tháo gỡ... Nhờ đó, triển vọng kinh doanh của các ngân hàng được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhận định, có 4 điểm sáng có thể là nền tảng tạo bệ phóng cho kinh tế năm 2024, như tăng trưởng kinh tế năm nay vẫn giữ được trên 5%, kinh tế vĩ mô ổn định, việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam với triển vọng ổn định… sẽ tác động tích cực đến đầu tư, thương mại thời gian tới.
Còn các chuyên gia MBS kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2024 sẽ đạt 13-14% nhờ tăng trưởng GDP đang thể hiện xu hướng tích cực, lãi suất cho vay giảm mạnh. Đặc biệt, hoạt động cho vay bán lẻ như cho vay tiêu dùng, mua nhà và mua xe sẽ được kích cầu mạnh mẽ trong môi trường lãi suất thấp. NIM trong năm 2024 của hầu hết ngân hàng sẽ tăng nhẹ so với năm 2023.
“Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng mà chúng tôi theo dõi dự báo sẽ tăng 25,1% so với cùng kỳ trong năm 2024”, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu Công ty MBS, chia sẻ.
Công ty KBSV nhìn nhận, ngành ngân hàng trong năm 2024 sẽ còn phải đối diện với một vài khó khăn nhưng nhìn chung, bức tranh tổng thể của toàn ngành đã xuất hiện nhiều điểm sáng. Đáng chú ý, khi bất động sản phục hồi, một số ngân hàng sẽ được hưởng lợi và trên cơ sở đó, sẽ có mức tăng trưởng hấp dẫn.
KBSV kỳ vọng mặt bằng lãi suất thấp ở thời điểm cuối năm 2023 sẽ tiếp tục được duy trì trong năm sau, từ đó tạo động lực thúc đẩy tín dụng và cải thiện chi phí vốn cho các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng năm 2024 xoay quanh mức 12-13% trong bối cảnh triển vọng kinh tế chung chưa hồi phục quá mạnh.
Động lực tăng trưởng chủ yếu sẽ đến từ mặt bằng lãi suất thấp thúc đẩy nhu cầu tín dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất cùng với kỳ vọng các chính sách hỗ trợ của chính phủ phát huy tác dụng , thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Cùng với đó, yếu tố từ những vướng mắc về pháp lý trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục được tháo gỡ, giúp thị trường này sớm đi qua giai đoạn suy thoái. Một động lực khác đến từ thị trường trái phiếu cần thêm thời gian từ 2-3 năm nữa để quay trở lại tăng trưởng mạnh như trước đây, trong khi đó kênh huy động vốn qua ngân hàng sẽ vẫn được ưu tiên.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2023 chỉ tăng khoảng 5,2%. Bước sang năm 2024, khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi thì tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng mới có thể khởi sắc, dự báo đạt 18,9%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.