Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch tới Phố Nối có tổng mức đầu tư 23.000 tỷ đồng, gồm 4 dự án thành phần vừa được đưa vào phụ lục QHĐ VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2023.
Dự án có tổng chiều dài ước tính khoảng 514 km kéo dài từ Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên). Đây là dự án quan trọng trong cung ứng điện nói chung và truyền tải điện của Việt Nam nói riêng; việc hoàn thiện dự án sẽ giúp tăng công suất truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc từ 2.200 MW lên 5.000 MW.
Dự án án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Cuối tháng 10/2023, dự án đường dây 500kV mạch 3 đồng loạt được triển khai xây dựng.
Để đảm bảo đóng điện dự án theo đúng tiến độ được Thủ tướng giao (muộn nhất là ngày 30/6/2024), Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia đang quyết liệt đôn đốc các nhà thầu xây dựng tập trung nhân lực, máy móc thi công sớm để hoàn thành móng cột và lắp dựng cột, căng rải dây theo đúng tiến độ cam kết.
Tuy nhiên hiện tại, các đơn vị đang gặp một số khó khăn về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, khó khăn về công tác cung cấp vật tư thiết bị… Cụ thể, đến nay, đã xuất hiện các nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị chậm tiến độ hoặc có nguy cơ chậm tiến độ so với hợp đồng, gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án, nhất là về việc cung cấp cột thép.
Theo EVN, các nhà thầu đang chậm tiến độ so với hợp đồng cung cấp cột thép gồm: Công ty cổ phần Công nghệ Việt, Công ty cổ phần Sông Đà 11, Công ty cổ phần Việt Vương, Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Long và Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Á. Những khó khăn gây chậm tiến độ cung cấp được các nhà thầu này nêu ra như khó khăn về tài chính, công tác nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, công suất chế tạo…
Nhận diện các nhà thầu
Được biết, 5 nhà thầu cung cấp cột thép cho các dự án đường dây 500kV có dấu hiệu chậm tiến độ được EVN đề cập đến thì, Công ty TNHH Công nghệ Việt có địa chỉ trụ sở đóng tại số 431, phố Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Doanh nghiệp được thành lập vào năm 2002, do ông Nguyễn Huy Cường, sinh năm 1986, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội làm người đại diện pháp luật kiêm chức giám đốc công ty.
Lấy lĩnh vực Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp làm nghề hoạt động chính, Công ty TNHH Công nghệ Việt đã tham gia dự thầu và trúng thầu hàng loạt dự án khác nhau ở khắp địa bàn các tỉnh trong nước. Chỉ tính khoảng 5 năm trở lại nay, Công ty TNHH Công nghệ Việt đã tham gia dự thầu 115 gói thầu khác nhau với tổng giá trị trúng thầu trúng đạt hơn 746 tỷ đồng.
Đặc biệt, tại các gói thầu do Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin - Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Ban quản lý Dự án các công trình điện Miền Bắc – Chi nhánh Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia mời thầu Công ty TNHH Công nghệ Việt đã tham gia dự thầu 30 gói thầu và trúng thầu 15 gói thầu.
Cùng bị “điểm tên” là doanh nghiệp cung cấp cột thép cho các dự án đường dây 500kV có dấu hiệu chậm tiến độ tiếp theo là Công ty cổ phần Sông Đà 11 có địa chỉ đăng ký đóng tại tầng 7, tòa Nhà Hỗn Hợp Sông Đà - Hà Đông, Hà Nội. Sông Đà 11 thành lập vào năm 2004 với lĩnh vực hoạch động chính là Xây dựng công trình thủy do ông Lê Anh Trình, sinh năm 1977, hộ khẩu thường trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội làm Tổng Giám đốc công ty.
Trong quá trình hoạt động phát triển xây lắp những năm gần đây, Sông Đà đã tham gia dự thầu 175 gói thầu, trong đó trúng 56 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu đạt hơn 4.764 tỷ đồng. Các tỉnh Sông Đà 11 tham gia dự thầu thầu có: Hà Nội (40 gói thầu), Nam Định (30 gói thầu), Nghệ An (28 gói thầu), Thanh Hoá (25 gói thầu), Quảng Bình (20 gói thầu), Hà Tĩnh (20 gói thầu)...
Đặc biệt, tại các ban quản lý dự án, Sông Đà 11 “quen mặt” khi tham gia dự thầu và trúng thầu loạt gói thầu khác nhau là Ban quản lý Dự án các công trình điện Miền Bắc – Chi nhánh Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia (tham gia dự thầu 32 gói thầu, trúng thầu 17 gói thầu); Ban quản lý Dự án các công trình điện Miền Trung – Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia (tham gia dự thầu 30 gói thầu, trúng thầu 8 gói thầu); Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung (tham gia dự thầu 26 gói thầu, trúng thầu 2 gói thầu).
Tiếp đến, Công ty cổ phần Việt Vương có trụ sở đóng tại lô 2 KCN Thụy Vân, xã Thụy Vân, TP. Việt Trì, Phú Thọ. Doanh nghiệp này đang ký hoạt động chính trong lĩnh vực Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu.
Tại dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu (tổng mức đầu tư 9.820,755 tỷ đồng) và Dự án Đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa (tổng mức đầu tư 4.079,3 tỷ đồng), Công Ty Cổ Phần Việt Vương là doanh nghiệp tham gia dự thầu và được công nhận trúng 6 gói thầu vật tư với hơn 458 tỷ đồng.
Hai doanh nghiệp khác là, Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Long có trụ sở đóng tỉnh Hưng Yên và Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Á có trụ sở tại Hà Nội cũng hoạt động chính trong nghành xây lắp. Cả 2 doanh nghiệp này đều là những nhà thầu trúng các gói thầu lớn khác nhau tại dự án Đường dây 500kV. Đặc biệt, Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Long liên tiếp trúng 4 gói thầu ở dự án đường dây 500kV kéo điện ra Bắc.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.