'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức hội nghị “Tăng cường năng lực quản trị công ty cho các doanh nghiệp niêm yết” với sự tham dự của lãnh đạo cơ quan quản lý cùng đại diện HĐQT của hơn 50 doanh nghiệp niêm yết.
Phát biểu tại hội nghị, bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch UBCKNN đánh giá cao sáng kiến của VIOD trong việc tổ chức sự kiện, đồng thời bày tỏ niềm vui trước sự sự hiện diện của chủ tịch HĐQT các doanh nghiệp niêm yết.
“Điều này cho thấy nhận thức về vai trò, lợi ích của quản trị công ty tốt ngày càng được nâng cao trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp niêm yết của thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Tôi mong rằng, thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp quan tâm đến việc quản trị công ty tốt. Thậm chí, tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán đều quan tâm quản trị công ty tốt, đầy đủ theo thông lệ quốc tế”, bà Vũ Thị Chân Phương nói.
Theo Chủ tịch UBCKNN, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 25 năm xây dựng và phát triển đang dần trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ khởi đầu chỉ có 3 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, đến nay đã có gần 1.800 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch với tổng mức vốn hoá trên 7 triệu tỷ đồng, tương đương với 69% GDP (ước tính năm 2023). Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã huy động vốn thành công trên thị trường chứng khoán từ phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp niêm yết ngày càng lớn mạnh. Nhiều doanh nghiệp thu hút vốn lớn, do đó vấn đề về quản trị công ty rất quan trọng.
“Việc quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng tiếp cận sử dụng vốn, giảm chi phí vốn và gia tăng giá trị tài sản doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên trường quốc tế cũng như Việt Nam”, bà Vũ Thị Chân Phương nhấn mạnh.
Mặt khác, thời gian tới, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hội nhập, tiếp cận với những chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Trong tiến trình hướng tới nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi, việc quản trị công ty trở nên cấp thiết hơn.
“Khi nâng hạng thị trường, mối quan tâm đầu tiên của nhà đầu tư nước ngoài chính là hàng hóa trên thị trường có tốt và minh bạch hay không. Bên cạnh những chính sách của cơ quan quản lý, các yếu tố về môi trường kinh tế trong nước, hàng hóa trên thị trường chứng khoán là yếu tố vô cùng quan trọng”, bà Phương chỉ rõ.
Theo đó, chính các cổ phiếu của gần 1.800 doanh nghiệp niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, việc minh bạch báo cáo tài chính, đáp ứng việc nâng hạng đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ quản trị công ty nghiêm ngặt hơn.
Nâng hạng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được thêm nhiều vốn, tăng uy tín quốc tế, nâng cao tính thanh khoản, đặc biệt là đảm bảo hài hòa giữa sự phát triển sản xuất với trách nhiệm xã hội. Khi thị trường chứng khoán được nâng hạng, các doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và hình ảnh trong mắt nhà đầu tư toàn cầu.
“Với tư cách là Chủ tịch UBCKNN, tôi cam kết sẽ tham mưu cho Bộ Tài chính trình Chính phủ xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong các vấn đề về quản trị công ty. Nếu doanh nghiệp có vướng, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp để giúp doanh nghiệp niêm yết ngày càng quản trị tốt hơn, thu hút thêm dòng vốn đầu tư”, người đứng đầu ngành chứng khoán khẳng định.
Về phía đơn vị tư vấn, bà Hà Thị Thu Thanh - Chủ tịch VIOD cho hay, năm 2024 đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho chiến lược phát triển thị trường chứng khoán với mục tiêu nâng hạng thị trường. Chính phủ và Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng quản trị công ty minh bạch gắn với ESG của các doanh nghiệp niêm yết.
“Nâng cao năng lực quản trị công ty là một trong những yếu tố quan trọng bên cạnh trách nghiệm xã hội để kiến tạo niềm tin nhà đầu tư và thị trường. Thực hiện tốt vai trò chủ tịch công ty sẽ hỗ trợ cho thị trường chứng khoán khi thị trường được nâng hạng. Quản trị công ty còn được coi là 1 trong 7 khía cạnh của năng lực cạnh tranh, ngoài yếu tố dẫn vốn. Do đó hoạt động này cần đến từ nhu cầu nội tại để cùng nhau phát triển”, bà Thanh nhấn mạnh.
Cũng theo bà Hà Thị Thu Thanh, trong bối cảnh quản trị công ty tại Việt Nam còn khoảng cách so với khu vực, để chuẩn bị cho việc nâng hạng thị trường, cần một bộ tiêu chí quản trị công ty, giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận các tiêu chuẩn quản trị công ty trong khu vực một cách có hệ thống. Theo đó, bộ tiêu chí VNCG50 đã ra đời. Đây là bộ tiêu chí tập hợp 50 doanh nghiệp Việt Nam tiên phong và cam kết bảo đảm các thực hành quản trị công ty theo thông lệ tốt, nhằm rút ngắn khoảng cách về quản trị công ty của Việt Nam với ASEAN.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về các biện pháp nâng cao chất lượng quản trị công ty minh bạch, gắn với các tiêu chí ESG cho các doanh nghiệp niêm yết, hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam và xa hơn là trụ hạng. Đây là một bước khởi đầu quan trọng trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.
Theo ông Phạm Hồng Sơn, nguyên Phó chủ tịch UBCKNN, với quy mô vốn lớn và nền tảng pháp lý cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phải mặc một “chiếc áo chật”.
“Yêu cầu đặt ra là phải nâng hạng. Nhưng quan trọng sau khi lên hạng phải giữ được hạng. Điều này phụ thuộc vào hoạt động thực chất của thị trường, mà đó chủ thể của hoạt động đó chính là các doanh nghiệp niêm yết”, ông Phạm Hồng Sơn đặt vấn đề.
Dưới góc độ là doanh nghiệp công nghệ uy tín đã niêm yết trên sàn chứng khoán, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP FPT (HoSE: FPT) cho hay, vai trò của người chủ tịch doanh nghiệp là định hướng, đi tiên phong để có thể tuân thủ những yêu cầu cao nhất về quản trị, mà hiện nay đang tiến lên việc quản trị theo tiêu chí ESG.
Chủ tịch Tập đoàn FPT cho hay, doanh nghiệp này đang sử dụng công nghệ thông tin để quản trị, tập trung vào 3 yếu tố là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi trí tuệ. Trong cuộc họp gần nhất, Tập đoàn này đã yêu cầu toàn bộ cán bộ nhân viên sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng năng suất lao động lên 30%/năm. Theo ông Trương Gia Bình, FPT đã học hỏi kinh nghiệm từ Deloitte - một công ty rất quyết liệt trong việc đưa trí tuệ nhân tạo vào hoạt động của doanh nghiệp.
“Chủ tịch phải là người truyền cảm hứng chuyển đổi số để nhân viên thấy rằng công việc hôm nay còn hay hơn ngày mai, từ đó góp phần gia tăng năng suất lao động. Các bộ phận hỗ trợ (back office) sau khi tăng trưởng năng suất nhờ trí tuệ nhân tạo sẽ giải phóng 30% nhân lực. Những nhân lực đó có thể được chọn đi bán chính sản phẩm đã nâng năng suất lên, back office sang front office. Chiến lược của chúng tôi là “chiến tranh nhân dân”, tức là “toàn dân” phải tham gia”, ông Bình chia sẻ.
Ông Trương Gia Bình cho rằng, khi đã là doanh nghiệp niêm yết, dưới con mắt của các nhà đầu tư và yêu cầu cao thì không thể thiếu công nghệ.
Còn theo bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cơ điện lạnh (HoSE: REE), HĐQT còn đóng vai trò giám sát, chọn lọc con người phù hợp với văn hóa công ty và đào tạo họ phát triển. Như tại REE, là bám sát chủ trương chính sách của Nhà nước.
"Khi triển khai các dự án, bên cạnh hiệu quả kinh tế, thì chúng tôi luôn chú ý các yếu tố môi trường xã hội. Trong bối cảnh môi trường đang bị ảnh hưởng, quản trị công ty chú ý đến ESG là chuẩn xác. Khi quản trị tốt, minh bạch, thị trường nâng hạng củng cố cho uy tín cho chính các công ty niêm yết”, bà Nguyễn Thị Mai Thanh nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ hội nghị, VIOD đã ra mắt Câu lạc bộ các Chủ tịch HĐQT (Chair Club) – nơi quy tụ các chủ tịch hội đồng quản trị hàng đầu, định hướng, dẫn dắt sự thay đổi quản trị doanh nghiệp gắn với ESG. Đơn vị này được kỳ vọng sẽ là nơi cập nhật và áp dụng thực tiễn tốt nhất, tôn vinh và thúc đẩy các giá trị: cam kết, kết nối, chia sẻ, cải tiến và vươn xa.
Bên cạnh đó, cuốn sách “Quản trị công ty hiện đại - Bộ công cụ của HĐQT thành công” do các chuyên gia VIOD hiệu đính và Alpha Books xuất bản và phát hành cũng đã được ra mắt. Đây là tài liệu hướng dẫn thực tiễn áp dụng quản trị công ty theo các thông lệ tốt nhất, hỗ trợ các doanh nghiệp, giảng viên, nhà quản lý và tư vấn trong lĩnh vực quản trị công ty.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.