Nga - Trung phá băng Bắc Cực, mở đường 'huyết mạch' đối phó phương Tây

Thanh Tú - 03/07/2024 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Nga đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc phát triển tuyến đường biển Bắc Cực có thể giúp giảm gần một nửa thời gian di chuyển giữa châu Âu và châu Á.

Tuyến đường chiến lược

Nga hy vọng Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) sẽ trở thành tuyến đường vận chuyển quanh năm vì hiện tượng nóng lên toàn cầu giúp tàu thuyền có thể đi qua vùng biển mà trước đây chỉ có thể đi qua vào mùa hè.

Một số tàu thuyền đã sử dụng tuyến đường này, nhưng hiện tại, tuyến đường này chỉ có thể đi qua được khoảng 20 đến 30 ngày một năm dọc theo đoạn đường dài 5.600km giữa Biển Kara - ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Siberia, đến Eo biển Bering - nơi ngăn cách Nga với Alaska.

Nga đang tìm cách tăng lượng tàu thuyền qua Bắc Cực. (Ảnh: Shutterstock)

Nhưng khi băng ở Bắc Cực tan chảy nhiều hơn, tuyến đường này cuối cùng có thể được mở rộng đến Scandinavia và dễ tiếp cận Biển Bắc hơn so với Biển Baltic.

Theo truyền thông Nga, hành trình từ Thượng Hải đến St Petersburg theo tuyến đường này sẽ mất khoảng 20 ngày bằng tàu chở hàng, thấp hơn nhiều so với khoảng 36 ngày qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez.

Còn theo Rosatom, cơ quan giám sát tuyến đường biển này của Nga, lượng hàng hóa được vận chuyển dọc tuyến đường này có thể đạt 270 triệu tấn vào năm 2035, tức tăng gần gấp 10 lần so với năm 2022.

Tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi chiến sự Ukraine nổ ra năm 2022 đã khiến Moscow cảm thấy cấp bách hơn trong việc phát triển và mở rộng việc sử dụng cung đường này.

Trung Quốc dựa vào đường biển để vận chuyển hơn 60% khối lượng thương mại của mình nên tuyến đường này có thể giúp bù đắp rủi ro khi sử dụng các tuyến đường hiện có, ông Wang Yue, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Tampere ở Phần Lan, cho biết.

Vị chuyên gia này cho biết thêm rằng "Nga có động lực mạnh mẽ hơn đáng kể so với Trung Quốc" để phát triển tuyến đường này.

Ông Wang, người chuyên về an ninh và địa chính trị ở Bắc Cực, cho biết tầm quan trọng mà hai nước dành cho tuyến đường này "rất khác nhau".

“Đối với Nga, khu vực Bắc Cực là ưu tiên chiến lược và kinh tế hàng đầu, và NSR đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các nguồn tài nguyên Bắc Cực dồi dào của nước này đến thị trường”, vị chuyên gia cho hay.

Ngược lại, Bắc Cực chỉ là một trong nhiều khu vực chiến lược mới nổi và NSR chỉ là một giải pháp thay thế có giá trị cho các tuyến vận chuyển truyền thống.

Đối mặt với sự cô lập về kinh tế do bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga hiện đang cần Trung Quốc hỗ trợ phát triển tuyến đường biển này. Năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin đã nói rằng có những dấu hiệu "hứa ​​hẹn" về vấn đề này.

Vào tháng 5, hai bên đã nhất trí thành lập một ủy ban để “thúc đẩy sự phát triển của tuyến vận tải biển Bắc Cực thành một hành lang vận tải quốc tế quan trọng” và tăng cường lưu lượng vận tải biển và cơ sở hạ tầng.

Vướng nhiều trở ngại

Ông Zhao Long, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, cho biết: “Trước cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc ở Biển Đỏ, Trung Quốc cũng có thể giúp khám phá khả năng tồn tại về kinh tế, kỹ thuật và môi trường của NSR như một 'hành lang bổ sung' cho vận tải quốc tế”.

Theo ông Zhao, việc phát triển tuyến đường Bắc Cực cũng có thể thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và Nga trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, đóng tàu và thăm dò năng lượng. Hiện nay, tuyến đường biển này chỉ có một số lượng tương đối nhỏ tàu chở hàng đi qua.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 5. (Ảnh: AP)

Các công ty Trung Quốc cũng có nguy cơ trở thành mục tiêu của các nỗ lực thắt chặt lệnh trừng phạt Nga của phương Tây, bao gồm cả động thái của Liên minh châu Âu nhằm vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga.

Tháng trước, xưởng đóng tàu đầu tiên của Trung Quốc có tên Penglai Jutal Offshore Engineering Heavy Industries, chuyên xây dựng và vận chuyển công nghệ hóa lỏng khí đốt tự nhiên, đã bị Mỹ trừng phạt vì tham gia vào các dự án dầu khí của Nga.

Vài ngày sau, Wison New Energies, một công ty kỹ thuật Trung Quốc cung cấp thiết bị cho dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga tại miền bắc Siberia, cho biết họ sẽ tạm dừng hoạt động tại quốc gia này "sau khi đánh giá cẩn thận và kỹ lưỡng".

“Những biện pháp này sẽ làm tăng rủi ro thương mại trong quá trình phát triển chung của Trung Quốc và Nga đối với NSR. Các công ty vận tải và ngoài khơi, những công ty xây dựng các mô-đun và thiết bị kỹ thuật cho các dự án Bắc Cực của Nga, cũng như các công ty vận tải tham gia vào NSR sẽ phải chịu rủi ro về quyền tài phán dài hạn”, ông Zhao cho biết.

Ông Wang thì cảnh báo vẫn còn nhiều rào cản lớn cần vượt qua trong quá trình phát triển tuyến đường này, bao gồm môi trường khắc nghiệt, thời gian vận chuyển ngắn, nhu cầu về thiết bị chuyên dụng và quan trọng nhất là thiếu cơ sở hạ tầng.

“Một số yếu tố có thể ngăn cản các nhà đầu tư Trung Quốc cam kết các khoản tiền lớn, bao gồm việc Trung Quốc tập trung vào phát triển kinh tế trong nước theo chiến lược lưu thông kép, khối lượng thương mại tương đối thấp giữa Trung Quốc và Nga và căng thẳng địa chính trị leo thang”, ông Wang nhận định.

Kể từ khi Nga đưa quân tới Ukraine, thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ, từ 146,9 tỷ USD vào năm 2021 lên 240,1 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng con số này vẫn nhỏ bé so với thương mại với Mỹ, đạt mức 664,4 tỷ USD vào năm ngoái.

Theo SCMP
Tăng trưởng suy yếu, loạt ngân hàng phương Tây cắt giảm việc làm tại Trung Quốc

Tăng trưởng suy yếu, loạt ngân hàng phương Tây cắt giảm việc làm tại Trung Quốc

Tài chính quốc tế
(VNF) - Các tổ chức tài chính phương Tây tại Trung Quốc đã cắt giảm nhân sự ngân hàng đầu tư nhiều nhất trong nhiều năm sau khi sự suy thoái của thị trường ảnh hưởng đến lợi nhuận và ngăn cản đà mở rộng tại nước này.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Pacific Partners bị truy thu tiền thuế gấp 34 lần lợi nhuận năm 2023

Pacific Partners bị truy thu tiền thuế gấp 34 lần lợi nhuận năm 2023

(VNF) - Pacific Partners lợi nhuận nhỏ giọt, bị xử phạt do vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, bị truy thu 11,8 tỷ đồng. Trong đó, thuế TNDN bị truy thu hơn 8,8 tỷ đồng, gấp gần 34 lần lợi nhuận năm 2023

Thanh Hóa: Gọi vốn 484 tỷ là dmự án phân lô 386 nhà liền kề và biệt thự

Thanh Hóa: Gọi vốn 484 tỷ là dmự án phân lô 386 nhà liền kề và biệt thự

(VNF) - Đây là dự án có sử dụng đất với tổng diện tích hơn 17,0 ha, tổng mức đầu tư 484,8 tỷ đồng được thực hiện tại xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

  Nâng hạng chứng khoán: Muốn đi dài, đi xa, chơi lớn phải minh bạch

Nâng hạng chứng khoán: Muốn đi dài, đi xa, chơi lớn phải minh bạch

(VNF) - Không có bất cứ doanh nghiệp niêm yết nào duy trì sự xuất hiện liên tục trong danh sách đạt chuẩn công bố thông tin trong hơn 10 năm. Điều này cho thấy việc tuân thủ yêu cầu minh bạch thông tin không hề dễ dàng.

BYD đối diện mối đe dọa từ trong nước

BYD đối diện mối đe dọa từ trong nước

(VNF) - Các hãng sản xuất xe điện chạy bằng pin của Trung Quốc là Zeekr và Nio đang bắt kịp các “ông lớn” xe điện với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự đoán.

Vinh Eco rộng cửa làm khu dân cư 342 tỷ đồng tại Nghệ An

Vinh Eco rộng cửa làm khu dân cư 342 tỷ đồng tại Nghệ An

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Vinh Eco (Vinh Eco) đang có cơ hội trở thành nhà đầu tư Khu dân cư mới tại xã Hưng Hoà, TP. Vinh.

Bình Định: Đấu giá 21ha đất đô thị, giá khởi điểm 639 tỷ đồng

Bình Định: Đấu giá 21ha đất đô thị, giá khởi điểm 639 tỷ đồng

(VNF) - Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Bình Định vừa thông báo đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn.

Bỏ quy định 'pre-funding': Xoá điểm nghẽn lớn nhất để nâng hạng chứng khoán

Bỏ quy định 'pre-funding': Xoá điểm nghẽn lớn nhất để nâng hạng chứng khoán

(VNF) - Theo ông Bùi Hoàng Hải – Phó Chủ tịch UBCKNN, việc bỏ yêu cầu có tiền trong tài khoản (pre-funding) trước khi đặt lệnh sẽ giúp xử lý "điểm nghẽn" lớn nhất trong tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán.

Áp lực đầu tư công: TP.HCM tăng tiêu tiền gấp 6 lần hiện nay

Áp lực đầu tư công: TP.HCM tăng tiêu tiền gấp 6 lần hiện nay

(VNF) - TP. HCM đặt mục tiêu giải ngân đến hết quý II/2024 phải trên 22%, nhưng hiện TP. HCM mới chỉ giải ngân gần 10.963 tỷ, đạt trên 13,8%.

Livestream thu trăm tỷ mỗi phiên, vá 'lỗ hổng' để chặn đường trốn thuế

Livestream thu trăm tỷ mỗi phiên, vá 'lỗ hổng' để chặn đường trốn thuế

(VNF) - Sẽ rất khó có thể giải quyết triệt để tình trạng thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử nếu không có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan tổ chức trong việc quản lý và giám sát.